Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tìm Nương Náu Nơi Các Truyền Thống Tôn Giáo Thiện Lành Ở Đâu, Phần 6/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Thích Nhật Từ này được gọi là sư, mà không phải sư. Ông ta là sư giả. Sư thật không nói lời ngược lại với Đức Phật. Bởi vì ông ta, trong sự phủ nhận về Cõi Tây Phương Cực Lạc này của Đức Phật A Di Đà, ông ta cũng phủ nhận tất cả các Cõi Thiên Đàng khác của tất cả chư Phật khác. Tại vì chúng ta có nhiều vị Phật và mỗi vị Phật tạo ra cõi Thiên Đàng của riêng Ngài cho tín đồ của các Ngài. Vì vậy, bằng cách nói rằng không có Cõi Phật A Di Đà, ông ta phủ nhận tất cả các Cõi Thiên Đàng của chư Phật khác. Và ông ta cũng phủ nhận sự hiện hữu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vậy là bằng một chữ, ông ta thật sự chống lại Phật giáo.

“Trích từ ‘Địa ngục có thật hay không? – Thích Nhật Từ’: Và dựa vào Phật Giáo Nguyên Thủy đó, thì rõ ràng hình ảnh địa ngục chỉ là một phương tiện để giáo dục đạo đức thôi, bởi vì tất cả đều tái sinh ngay lập tức thì còn đâu mà tồn tại ở dưới địa ngục.”

“Trích từ ‘Thầy Thích Nhật Từ: Cảnh giới Tây Phương Cực Lạc không có thật’: Niệm Phật có vãng sanh Cực Lạc Tây Phương được hay không? Câu trả lời: Nếu đúng với lịch sử và dựa vào bài kinh thứ 18, Kinh Trường Bộ là không. Vì Tây Phương Cực Lạc không có thật.”

Và bằng cách nói không có địa ngục, ông ta khuyến khích người ta không sợ nghiệp chướng, không sợ quả báo. Và họ có thể làm bất cứ điều gì xấu, ác độc với người khác hoặc chống lại luật của chính phủ, bởi vì họ không cần biết. Nên quý vị thấy đó, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận. Quý vị hãy tự suy nghĩ về điều đó. Còn nếu người thường xuyên niệm Danh hiệu Phật A Di Đà, suốt đời quán tưởng Cõi Phật, rồi bây giờ đột nhiên đi theo ông sư này ổng nói rằng không có Cõi Phật A Di Đà, không có Tây Phương Cực Lạc, thì họ sẽ mất hết. Họ sẽ mất hết năng lượng, đức tin mà họ đã gầy dựng cả đời. Và họ sẽ đi đâu? Đột nhiên họ rơi vào hư không. Và họ sẽ lạc lối; hoặc tái sinh vào thế giới này trở lại hoặc thậm chí đọa địa ngục, tại vì họ không còn tin vào Đức Phật nữa.

Nếu quý vị không tin Phật, thì quý vị nên tin ai đây? Quý vị nên nương tựa vào ai nữa để cứu mạng, để đưa quý vị ra khỏi cõi vũng lầy này và cứu quý vị khỏi địa ngục? Vì vậy, tôi đề nghị tất cả các tăng ni đừng bao giờ nói những câu như: “không có địa ngục, không có Cõi Phật A Di Đà”, hay bất kỳ Cõi Phật nào khác, tại vì chính quý vị sẽ đọa địa ngục sâu nhất có thể. Tôi bảo đảm là tôi nói với quý vị sự thật. Có Thượng Đế Chứng giám, chư Phật Chứng giám cho tôi. Quý vị phải khuyến khích mọi người niệm Danh hiệu A Di Đà Phật, vì Đức Phật đã đích thân nói như vậy, đã đích thân giảng dạy điều đó, và đã miêu tả tất cả vẻ đẹp của Cõi Phật đó, để nếu quý vị tưởng tượng được thì quý vị sẽ đến đó.

Quý vị niệm các Danh hiệu và thậm chí có thể nhìn thấy Phật A Di Đà trong kiếp này, và thậm chí quý vị có thể đi đến Tây Phương Cực Lạc trong kiếp này. Ý tôi là, dĩ nhiên không phải mỗi ngày, nhưng đôi khi quý vị sẽ thoáng thấy Cõi đó, hoặc sẽ được mời đến đó vài phút, vài giờ.

Có một nhà sư. Ông là trụ trì của một ngôi chùa. Tôi đã đọc ở đâu đó… Tôi quên tên ông rồi, nhưng quý vị sẽ thấy. Tôi sẽ yêu cầu họ đưa lên tên của vị sư đó, ngôi chùa và câu chuyện của ông cho quý vị xem. Lúc ông còn sống, đã đến Cõi Phật A Di Đà với sự giúp đỡ của Ngài Quán Âm Bồ Tát. Ông ghi lại toàn bộ câu chuyện; ông đã viết xuống cho người của ông. Và nhiều tăng ni, tín đồ Phật giáo nào biết ông và biết ngôi chùa đó, đều biết câu chuyện này.

Ông đi đến đó chỉ một ngày trong khi đang nhập định. Và ông đi cùng Ngài Quán Âm Bồ Tát, Ngài hóa thân thành một nhà sư, nhà sư già, nên mãi về sau ông mới biết Ngài là ai. Ông đi thăm nhiều nơi ở Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Và ông trở lại, còn sống; và tất cả mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy ông vì thời gian ông biến mất là sáu năm và năm tháng. Nhưng với ông, đó chỉ mới có một ngày. Do đó, người ta thậm chí tuyên bố rằng ông đã chết, vì thời đó cũng chưa có tự do tôn giáo.

Trước đó một số nhân viên chính phủ hoặc công an đã đến chùa của ông và uy hiếp, la mắng, phỉ báng ông bằng nhiều cách và đe dọa rằng họ sẽ quay lại tìm ông. Nên khi vị thánh tăng này biến mất, mọi người đã tìm kiếm ông khắp 100 hang động và khắp 10 phương, nhưng vẫn không tìm thấy ông. Rồi rất lâu sau đó, họ phải tuyên bố ông đã chết. Và họ cũng nghĩ có lẽ chính phủ đã bắt ông đi mất rồi. Và kiểm tra khắp nơi, họ cũng không thấy ông bị chính phủ [giam giữ] ở đâu, nên họ tuyên bố ông đã chết. Vì vậy, hãy tưởng tượng khi ông trở về, đứng trước ngôi chùa, thì họ ngạc nhiên biết bao. Ông là một người sống, là một nhà sư đáng kính và là trụ trì của một ngôi chùa rất nổi tiếng. Cho nên ông sẽ không dám nói dối những điều như vậy, để làm gì? Ông đã trở về và miêu tả chi tiết hành trình của ông.

“Trích từ ‘HIỆN THỰC ẢO NHẤT: Hành Trình “6 năm 5 tháng” ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc’: Câu chuyện của chúng ta bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, có một tăng nhân tên là Thích Khoan Tịnh làm chủ trì chùa Mạch Gia Nham. Ngày 25 tháng 10 năm 1967, một nhà sư vội vã đi ra từ phòng thiền của Đại sư Khoan Tịnh thông báo cho tăng nhân cả chùa một thông tin kinh ngạc rằng Đại sư đã biến mất rồi. Lúc đó đang trong năm thứ hai thời kỳ đại Cách mạng Văn hóa nên có nhà sư liền nghĩ đến ngay, ‘Ôi, mấy ngày trước một nhóm Hồng vệ binh hung hãn xông vào chùa, có lẽ nào liên quan đến chuyện này không?’ Hồng vệ binh mặc dù không phá chùa nhưng họ đã xông thẳng đến Đại sư Khoan Tịnh mắng nhiếc, nói những lời vô cùng khó nghe. Hơn nữa, còn nói, ‘Ông đợi đấy, đừng có đi đâu. Mấy hôm nữa chúng tôi sẽ quay lại’. Và rồi nhóm Hồng vệ binh vênh váo bỏ đi.

Đội tìm kiếm đã cẩn thận tìm kỹ khắp hơn 100 hang động ở núi Cư Vân mà vẫn không thấy bóng dáng Đại sư đâu cả. Thậm chí mọi người còn điều động cả một đội trục vớt tìm kiếm trong các hồ chứa nước, đầm nước tại đó. Tìm kiếm khắp nơi cũng không thấy bất cứ dấu vết nào cả. Cuối cùng, chẳng còn cách nào khác, phía nhà chùa chỉ có thể tuyên bố với bên ngoài là Đại sư Khoan Tịnh đã vãng sinh rồi.

Thời gian chớp mắt đã đến, một ngày năm 1973, cũng giống như mọi ngày, các tăng nhân chùa Mạch Gia Nham bắt đầu công việc bận rộn từ 4 giờ sáng. Khi các nhà sư quét sân mở cổng chùa ra, ai nấy đều sững sờ, Đại sư Khoan Tịnh đã mất tích 6 năm lúc này đây đang mỉm cười đứng ngay trước cổng chùa. Hòa thượng mở cửa chùa chết lặng, sững sờ hồi lâu mới thốt lên được một câu: “Đại sư Chủ trì trở về rồi!” Lần này thì cả chùa như bùng nổ, ai nấy đều đến vây quanh, hỏi han không ngớt. Mọi người đều muốn biết ngài đã mất tích nhiều năm như vậy rồi, rốt cuộc là đã đi đâu?

Đại sư nói sáu năm trước, khi ông đang ngồi trong phòng thiền, đột nhiên nghe thấy như có ai đó đang gọi tên mình. Bản thân Đại sư cũng không biết chuyện gì đang xảy ra, ông cũng không hỏi nguyên do, cứ mơ mơ hồ hồ đi theo âm thanh này ra khỏi chùa. Mặc dù tinh thần hơi mơ màng nhưng trong lòng Đại sư lại biết rõ là mình sẽ đến huyện Đức Hóa vân du. Huyện Đức Hóa, Phúc Kiến cách chùa Mạch Gia Nham hơn 100 km. Trong huyện có ngọn núi Cửu Tiên, trên núi có một động Di Lặc nhỏ, bên trong thờ cúng bức tượng Di Lặc từ thời nhà Đường. Đại sư Khoan Tịnh đi không biết mệt mỏi, đúng lúc ông gần đến huyện Đức Hóa thì gặp một vị Hòa thượng già xưng danh là “Đại sư Viên Quán”. Vị Đại sư Viên Quán này bèn mời ông cùng lên Cửu Tiên Sơn. Điều khiến cho Pháp sư Khoan Tịnh thấy ngạc nhiên đó là vị Hòa thượng Viên Quán này dường như thứ gì cũng biết, bao gồm cả chuyện Đại sư Khoan Tịnh mấy đời trước từng chuyển sinh ở đâu, kiếp trước tên là gì, đều có thể nói rõ ràng rành mạch.

Trong khi nói chuyện, hai người đã đến trước động Di Lặc, và Khoan Tịnh đã nhìn thấy một khung cảnh khiến ông còn kinh ngạc hơn nữa. Một ngôi chùa uy nghiêm hiện ra trước mắt, hai bên cửa chùa còn có hai tòa bảo tháp. Sau khi Khoan Tịnh cùng mọi người bước vào cổng núi, Đại sư Viên Quán mới nói với ông điểm đến đầu tiên của chuyến đi này là Đâu Suất Thiên, đi thăm Sư Phụ của ông, Thiền sư Hư Vân. Đâu Suất Thiên là Tầng Trời Thứ Tư trong Sáu Cõi Thiên của Dục giới mà trong Phật giáo có nói đến. Căn cứ theo cách nói trong Phật kinh, Đâu Suất Thiên còn được chia thành Nội viện và Ngoại viện. Nội viện thì lại là vùng Tịnh Thổ của Di Lặc Bồ Tát, là nơi Di Lặc Bồ Tát thường trú ngụ và giảng Pháp. Chỉ có chúng sinh có duyên với Di Lặc Bồ Tát mới có thể đầu thai vào Nội viện của Đâu Suất Thiên. Nghe được thông tin này thì Đại sư Khoan Tịnh thực sự vui mừng không kể xiết.

Đại sư Viên Quán bên cạnh cười nói: ‘Thực ra, vốn không phải cầu không tồn tại mà là bản tính của ông bị nghiệp chướng trùng trùng bao lấy, cho nên nhìn không thấy mà thôi. Khi ông thành tâm niệm chú, nghiệp chướng tan thành mây khói thì ông tự nhiên sẽ nhìn được’. Nói xong, Đại sư Viên Quán bảo Khoan Tịnh tiếp tục niệm chú, đột nhiên dưới chân hai người họ xuất hiện hai đóa hoa sen. Hai người giống như cưỡi mây lướt gió, nhanh chóng tiến về phía trước. Cảnh vật tráng lệ xung quanh dần lùi về sau, cho đến khi họ đến trước cửa một cung điện nguy nga. Trước cửa có hơn 20 tăng lữ mặc áo lụa đỏ nghênh đón hai người họ.

Người dẫn đầu không ai khác chính là Sư Phụ của Khoan Tịnh, Thiền sư Hư Vân. Pháp sư Khoan Tịnh cảm động đến nỗi suýt bật khóc, ông bước dài đến quỳ lạy trước Sư Phụ. Thiền sư Hư Vân vừa đỡ ông dậy vừa cười và hỏi: ‘Con biết vị Đại sư Viên Quán bên cạnh con đây là ai không?’ Khoan Tịnh bèn hỏi: ‘Thưa là ai vậy?’ Câu trả lời của Thiền sư Hư Vân giống như sấm sét giữa trời quang vậy. Ông nói: ‘Thực ra, Ông ấy chính là hóa thân của Quán Âm Bồ Tát’. Lúc này thì Khoan Tịnh mới chợt bừng tỉnh ngộ; tất cả mọi thắc mắc đều đã được giải khai.

Viên Quán Pháp sư nói: ‘Ông biết điểm dừng tiếp theo là đâu không? Là Tây Phương Cực Lạc. Đừng chậm trễ nữa. Chậm trễ nữa là không còn thời gian nữa đâu’. Thế giới Tây Phương Cực Lạc nói đến trong Đại thừa Phật giáo là Thánh địa do Phật A Di Đà, Quán Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đồng trụ trì. Ở giữa cảnh đẹp là một tòa núi vàng nguy nga tráng lệ. Hai người đi đến trước núi vàng rồi dừng lại. Đại sư Viên Quán nói: ‘Đến rồi. Phật A Di Đà đang ở trước mặt ông đó, ông có nhìn thấy không?’ Khoan Tịnh bối rối lắc đầu: ‘Tôi không nhìn thấy gì cả’. Viên Quán cười rồi nói: ‘Ông đang đứng dưới ngón chân của Phật A Di Đà đó’.

Viên Quán liền giục Khoan Tịnh mau quỳ xuống, xin Phật A Di Đà gia trì cho. Khoan Tịnh liền quỳ xuống thành tâm cầu khấn. Cứ khấn, cứ khấn ông lại cảm thấy cơ thể của mình càng lúc càng cao lớn dần, cho đến khi cao đến ngang rốn của Phật A Di Đà thì ông bèn nhìn ra Chân tướng rồi. Phật A Di Đà quả là đang đứng trước mặt mình. Ông thấy Phật A Di Đà đang đứng trên một đài hoa sen vô số tầng. Trên cánh hoa, tầng tầng đều có thắng cảnh bảo tháp. Lại phóng tầm mắt ra xa hơn nữa, Khoan Tịnh nhìn thấy toàn bộ diện mạo của thế giới Tây Phương Cực Lạc. Chỉ thấy những thắng cảnh bên trong trùng trùng điệp điệp, nguy nga lộng lẫy. Nói theo cách của Khoan Tịnh sau này thì là dù muốn miêu tả toàn bộ vẻ đẹp của thắng cảnh nơi đây e rằng bảy ngày bảy đêm cũng không nói hết được.

Mà ngay lúc này, Đại sư Viên Quán cũng biến hóa về chân thân là Quán Âm Bồ Tát, chỉ thấy Ngài ước chừng cao ngang đến vai Phật A Di Đà, toàn thân trong suốt phát ra muôn ngàn Ánh sáng. Khoan Tịnh lúc này sực tỉnh, vội vàng quỳ lạy Phật A Di Đà, cầu xin Ngài gia trì cho mình thoát khỏi sinh tử. Phật Tổ nói với Quán Âm Bồ Tát: ‘Hãy dẫn ông ta đi tham quan một vòng đi’. Ở Liên Hoa Trì Thượng phẩm, Khoan Tịnh nhìn thấy Đại sư Ấn Quang, một trong những cao tăng thời Dân quốc. Sau khi tham quan hết Liên Hoa Trì, Khoan Tịnh liền bái biệt Phật A Di Đà rồi bước lên hoa sen bay khỏi Thế giới Cực Lạc, lại quay trở về điện Trung Thiên La Hán. Đồng tử mang đến một bát nước, Khoan Tịnh sau khi uống xong liền ngủ thiếp đi. Đợi đến khi ông tỉnh dậy, toàn bộ cảnh đẹp đều đã biến mất rồi. Đại điện lấp lánh ánh vàng, Quán Âm Bồ Tát vẫn còn in sâu trong đầu Khoan Tịnh, dường như vẫn còn rõ mồn một trước mắt. Thế nhưng, ông phát hiện mình đang ngồi trong động Di Lặc tối tăm của núi Cửu Tiên.

Khoan Tịnh ở trong động đợi suốt ba ngày mới hoàn toàn mất đi hy vọng, rồi thất thểu bước xuống núi. Khoan Tịnh chán nản ủ rũ đi về phía chùa Mạch Gia Nham. Dọc đường đi, người qua lại nhộn nhịp, Khoan Tịnh càng đi càng cảm thấy có gì đó sai sai, nhưng không đúng chỗ nào thì ông cũng không nói ra được. Đột nhiên ông nhìn thấy trên đường xuất hiện rất nhiều tấm biển lạ lẫm, Khoan Tịnh dò hỏi được người đi đường thì giật mình sửng sốt, hóa ra bây giờ đã là ngày mùng 8 tháng 4 năm 1973 rồi. Nói cách khác, Khoan Tịnh ở cõi Cực Lạc một ngày, thế nhưng ở nhân gian thì 6 năm 5 tháng đã trôi qua rồi. Các nhà sư của chùa Mạch Gia Nham sau khi nghe Trụ trì kể về sự trải nghiệm kỳ bí này thì đều kinh ngạc không thôi. Từ đó về sau, họ càng siêng năng tu hành tinh tấn hơn”.

Câu chuyện này cũng tương tự, gần giống với thể nghiệm của một số đệ tử-Thượng Đế của tôi khi họ đến thăm Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.

Photo Caption: Yêu Thương, Buồn Bã Giã Biệt!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (6/11)
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android