Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phẩm Chất Của Người Chồng Tốt, Phần 1/2

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

ưu điểm và khuyết điểm sau khi kết hôn. Nếu kết hôn, quý vị sẽ học cách để thích nghi, điều chỉnh và quan tâm. Bạn trai và bạn gái cũng giống vậy. Họ sđiều chỉnh nếu họ sống với nhau. Họ sẽ học cách điều chỉnh và biết quan tâm, để họ sống với nhau hòa thuận hơn.

 

Tôi muốn cảm ơn quý vị, ban hộ pháp. Quý vị trẻ vậy mà cuối tuần nào cũng đến. Tôi hỏi anh chàng “mũi tẹt” tại sao… Tôi hỏi anh có bao nhiêu con rồi? Thứ nhất. Thứ nhì. Thấy anh ấy cao ráo, đẹp trai như vậy, tôi nghĩ chắc anh ấy đã bị cô gái nào “bắt cóc” rồi. Họ sẽ không tha cho anh ấy đâu. Thì anh ấy trả lời: “Con chưa gặp nghiệp chướng của con”. Một câu trả lời rất có trí huệ. Trời ơi, nhìn thấy quý vị trưởng thành, tôi biết mình đã già. Tôi xin lỗi không thể cứ trẻ mãi với quý vị. Nhưng mấy chục năm nữa quý vị cũng già hết, cho nên không sao. Không bao lâu quý vị sẽ bắt kịp. Sao anh không có bạn gái nào vậy? Bận quá hả? Chưa gặp “nghiệp” của anh à? (Thượng Đế gia trì. ) Thượng Đế gia trì. Bây giờ thì anh nói như vậy. Chứ sau khi anh gặp “nghiệp” của anh, anh sẽ nói: “Ồ, Thượng Đế đã ban phước lành cho con gặp được người đẹp…” Anh sẽ có cách suy nghĩ khác. Anh làm gì ở nhà? (Con là người đưa thư. ) Tốt lắm. Thế thì mỗi ngày làm việc anh có thể hít thở không khí trong lành. Anh làm việc ở ngoài trời mỗi ngày, phải không? (Dạ.) Thật là thoải mái. Và rồi? (Con đang chuẩn bị cho một kỳ thi. ) Một kỳ thi. (Con cũng có một việc làm bán thời gian. ) Ôi chao! Thế mà anh vẫn làm hộ pháp ở đây, làm việc thật chăm chỉ. Làm sao anh còn thì giờ rảnh nữa? Anh sắp thi về cái gì? (Đó là kỳ thi quốc gia về nhân viên công chức. ) Nhân viên Chính phủ. Còn anh? (Con phụ trách khâu tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho một công ty vận chuyển thùng hàng − thương mại, tuyển dụng và đào tạo. ) Còn anh kia? (Con làm việc ở một nhà máy khoa học và công nghệ, sản xuất màn hình cho điện thoại di động. ) (Nhà máy Khoa học và công nghệ. ) Nhà máy khoa học và công nghệ. Tuyệt vời. IT, phải không? (IT.) Một dạng kỹ sư IT, phải không? Tuyệt lắm. Còn anh đó? (Dạ kỹ sư. ) Kỹ sư gì? (Thiết kế dụng cụ bằng tay, như sửa chữa dây điện. ) (Thiết kế dụng cụ. ) Thiết kế. Thiết kế dụng cụ. Còn anh? (Kỹ sư ngành hàng không. ) Sửa chữa máy bay.

 

Anh làm gì? (Con làm việc trong một nhà máy. ) Nhà máy gì? (Làm đường. ) Ồ, đường! Rất ngọt. Cục cưng. Thương cục cưng. Có một bài tình ca về cục cưng. Thương Cục Cưng. Quý vị có biết bài hát đó không? Tôi cũng không biết. Chỉ nhớ vài lời hát. Thương cục cưng, thương cục cưng. Anh đâu muốn em đau lòng. Đâu muốn làm em buồn. Đại khái vậy. Có thế thôi. Tôi không nhớ hết. Đã lâu lắm rồi. Bài tình ca. Ở đây chúng ta cấm loại bài hát này. Chỉ Sư Phụ mới được hát thôi. Rồi sao nữa? (Con là kỹ sư về nghiên cứu và phát triển. ) Anh có phát minh cái gì không? (Dạ có, nhưng một số chưa được phát minh. ) Cần một thời gian lâu. Những gì chúng ta dùng bây giờ là kết quả từ nỗ lực của nhiều người. Ngay cả một cái chén như thế này trước đây chưa bao giờ đẹp như vậy. Nó từng trông rất thô, làm bằng đất. Sau này nhiều thứ sáng bóng hơn đã được thêm vào. Trước đây chúng ta cũng không có những thứ giống như vầy. Chỉ có gỗ và tre thôi, và bây giờ chúng đã trở thành như vầy. Nghiên cứu về nhiều thứ là điều rất quan trọng, như vậy mới có được nhiều phát minh khác nhau.

 

Mỗi ngày, khi dùng vật gì, tôi đều cảm thấy: “Ôi, mình thật có phước. rất biết ơn!” Chẳng hạn, cái mà quý vị gọi là “cây ghim an toàn”. Phải không? (Ghim.) Ghim. Nó từng rất thông thường. Rồi, càng ngày càng an toàn hơn. Một vật nhỏ bé và mảnh như vậy. Làm sao có được cái máy để tạo ra nó? Hơn nữa, nó có cái mũ nhựa làm nó an toàn hơn, khi mình ghim. Mỗi lần thấy một thứ gì đó, tôi cảm thấy rất nể phục và đầy tôn trọng, và thấy mình rất may mắn vì đã có thể hưởng quá nhiều thứ như vậy. Thời xưa, không như vậy đâu. Không có những cây đinh với nhiều cỡ khác nhau. Bởi vì đôi khi tôi phải sửa chữa đồ đạc hoặc phải tự treo đồ lên, phải đóng một cây đinh lên trước để treo đồ, v.v…. Tôi luôn luôn cảm thấy: “Ôi chao, thật tuyệt diệu”. Những dây thép mỏng như vậy và được bọc nhựa xanh mềm mại. Có loại dày hơn, và có loại rất mỏng, gần như tóc của chúng ta.

Chẳng hạn như, đồ nối điện thoại. Nó là một mảnh nhỏ, có dây điện nằm bên trong, để chúng ta có thể cắm vào điện thoại. Có lần, mấy sợi dây điện lộ ra. Tôi tìm cách nối chúng lại. Tôi mở cái hộp nhỏ ra và kiểm tra nơi mỗi dây điện được kết nối. Chúng có màu sắc khác nhau. Dây bên trong rất mỏng, được làm bằng đồng và bọc màu đỏ. Rồi tôi cảm thấy: “Hay! Tuyệt diệu”. Ai phát minh ra loại máy này và tìm ra cách để làm cho dây điện mỏng như sợi tóc của chúng ta? Nó rất mỏng và rất mảnh. Điện thoại không thể liên lạc được nếu không có mấy dây điện mỏng đó. Thật tuyệt diệu! Tất cả điện thoại và thế giới đều dựa vào một vật mảnh như vậy. Cả đạo tràng đều dựa vào nó, đừng nói chi đến toàn thế giới. Ở đây trong đạo tràng, tôi phải dựa vào cái thứ nhỏ như vậy để liên lạc với người khác.

 

Còn anh làm gì? (Con là kiến trúc sư. ) Xây nhà hả? (Dạ xây nhà và xây vườn. ) Cả vườn nữa à? Anh biết thiết kế cảnh quan không? Chúng liên quan nhau. Việc kinh doanh thế nào? (Chỉ là kinh doanh nhỏ thôi ạ. ) Cuối tuần nào anh cũng đến. Gia đình anh có vui không? (Họ đến cùng với con. ) Còn anh chàng có vợ thì sao? Cô ấy có cho anh đến đây không? (Chúng con thương lượng ạ. ) Anh bàn với cô ấy. (Dạ chúng con bàn bạc. Thật ra, vợ con khá ủng hộ và ăn chay cùng con,   và ăn chay cùng con.) Cô ấy có ăn chay không? (Cô ấy ăn chay với con.) Tốt. (Ở nhà tất cả chúng con đều ăn chay, cả con cái của chúng con nữa. ) Tuyệt vời. Vợ hiền. Anh phải quan tâm hơn và nói chuyện dịu dàng hơn. Không, tôi không có nói đùa đâu. Con gái chúng tôi thích những chàng trai lãng mạn và lưu tâm. Anh phải quan tâm đến cô ấy thường xuyên, nói: “Ôi! Hôm nay em đẹp quá”. “Hôm nay anh nhớ em nhiều lắm”, v.v…. Nói chuyện vậy đó. Và rồi, tích cực hơn để nuôi dưỡng tình thương cho nhau. Đừng xem thường. Một người vợ hiền xứng đáng được chăm sóc tốt. (Dạ hiểu. ) Chăm sóc cô ấy thêm, ôm cô ấy nhiều hơn khi anh về nhà. Và anh phải biết cách nói chuyện và biết làm cái này, cái kia. Đi đọc loại sách này đi, nhé? Đọc sách và xem phim thì anh sẽ biết cách. Tôi đã quên rồi. Tôi không là cô giáo giỏi môn này. Đã trên ba mươi năm rồi từ khi tôi có gia đình và bây giờ quên rồi. Nhưng chồng cũ của tôi rất ngọt ngào và lãng mạn. Khi ông ấy có thời gian, tôi cảm thấy ông ấy chăm sóc cho tôi rất chu đáo. Cảm thấy rằng ông ấy rất quan tâm đến mình. Không phải cưới xong thì ông ấy quan tâm ít đi. (Anh ấy muốn được như thế. Đó là cách một người đàn ông nên hành xử.) Tôi không chắc. Một số chàng trai hơi cứng nhắc. Với họ trước hoặc sau hôn nhân, không có gì khác biệt. Sau khi về nhà, họ chỉ cởi áo khoác ra rồi ngồi trước máy vi tính hoặc làm mấy việc khác. Họ quên ôm và hôn vợ của họ, và nói với vợ: “Ồ, anh nhớ em quá chừng, và v.v.…” Nhưng anh ta không thể chỉ nói như một người máy. Anh ta nên nói một cách âu yếm và chân thành. Và rồi, ví dụ như, lúc đó tôi thích chơi nhạc cụ. Khi tôi chơi, chao ơi, ông ấy sẽ lắng nghe đầy ngưỡng mộ như một người hâm mộ. (Ngưỡng mộ.) Ngưỡng mộ người nào đó. Nhưng thật ra, tôi chơi đâu có giỏi lắm. Nói cho cùng tôi đâu phải là nhạc sĩ. Quý vị biết tôi chơi thế nào rồi. Đó là cách mấy chàng trai nên làm. Nhưng không phải chàng trai nào cũng làm vậy, họ luôn luôn quên. Họ biết nhưng họ cứ làm khác. Anh có thể làm vậy không? Sao chỉ cười ở đó vậy. (Rõ ràng là, con không thể. ) Anh chưa từng làm hả? Chưa được huấn luyện để làm vậy. (Con tập từ từ ạ. ) Anh tập từ từ.

Anh có bạn gái chưa? Có rồi hả? Nếu có, anh phải quan tâm hơn. (Người ta luôn luôn nói rằng lời ngọt ngào là cho trước hôn nhân, rồi sau hôn nhân… ) Sẽ không cần thiết nữa. (Sẽ trở thành người khác. ) Không nên như vậy. Không nên làm như thế. Nếu như vậy, thì anh ấy rẻ rúng quá. Thành ra tôi mới nói là chồng cũ của tôi rất tốt. Có lẽ tất cả người Đức đều như vậy. Họ bảo tôi rằng chồng Đức rất tốt. Nhiều cô gái khác nói với tôi vậy. Tôi không biết về chồng người khác. Tôi chỉ biết về chồng tôi thôi. Ông ấy rất bận. Quý vị biết. Ông là một bác sĩ và phải làm ca đêm và cùng lúc, ông cũng phải nghiên cứu khoa học. Trong khi ông ấy bận rộn việc học tập, mà vẫn quan tâm đến tôi như thế. Ông không bao giờ quên vợ. Không bao giờ bỏ bê tôi. Không bao giờ viện lý do rồi nói: “Anh rất bận, chờ đã rồi nói chuyện sau”. Tôi mới là người bỏ bê ông ấy. Đôi khi, tôi nói chuyện với mấy vị thầy Phật giáo, hỏi về Đạo Pháp. Lúc đó tôi chưa đi Ấn Độ. Tôi thường hay gọi sư thầy này, sư thầy kia để hỏi những câu về kinh điển. Đôi khi, tôi nói điện thoại rất lâu. Sau khi ông ấy về đến nhà, ông ấy ngập ngừng. Vì ông thấy tôi nói chuyện lâu quá, nên ông ấy đến ôm tôi và nói: “Anh đây nè, em biết không? Anh về nhà rồi. Em có biết anh về rồi không?” (Ông ấy bị bỏ quên. ) Rồi tôi nói: “Đợi em một lát. Đợi em một lát”. Bởi vì tôi rất hứng thú về câu chuyện của họ. Một số thầy Phật giáo cao niên đó, họ tu hành giỏi lắm và trả lời tôi rất thông thái. Lúc đó tôi rất khát vọng về Đạo Pháp, mà hôn nhân thì không hợp [với chuyện Đạo]. Vì vậy, tôi trả lời: “Đợi một lát. Em chưa nói chuyện xong”. Ông ấy tưởng tôi đang nói với người bạn nam nào đó. Tôi nói: “Không, không. Em đang nói với một hòa thượng, không tóc”. (Không tóc.) Một nhà sư già. Nên tôi nói với chồng: “Ông ấy già, sáu mươi mấy tuổi rồi”. Sau đó, ông chồng vẫn than phiền: “Em nói chuyện với ai mà lâu quá vậy?” Tôi nói: “Em nói với một hòa thượng”. Nhưng rồi ông nói: “Em cũng hay nói chuyện với nhiều người khác”. Tôi nói: “Vâng”. Bởi vì lúc đó, tôi là chủ tịch của hội sinh viên Phật giáo ở Đức. (Chủ tịch.) Và tôi cũng làm việc cho người tị nạn Âu Lạc (Việt Nam). Dĩ nhiên, tôi bận. Thỉnh thoảng, khi tôi đi viếng mấy nhà sư, ông ấy phải đi theo tôi. Tôi đi đến nơi mấy vị sư ở, không phải chùa. Tuy nhiên, vợ chồng không thể ngủ cùng giường ở đó. Rồi, ví dụ như, tôi nằm phía này, và ông ấy nằm phía kia và đầu chúng tôi như vầy. Ngay cả khi ở tư gia của nhà sư, ông ấy vẫn với tay ra cầm lấy tay tôi. Ông không thể làm gì khác, nên chỉ đưa tay ra [nắm]. Thường là như vậy. Sau này, tôi đã cạo đầu và trở lại Đức và ở tại một ngôi chùa. Ông ấy đến gặp tôi. Ông không thể cầm tay tôi một cách công khai bởi vì mọi người sẽ thấy. Thế nên, ông ấy dùng chân ông đặt lên chân tôi ở dưới bàn (để bày tỏ tình thương của ông.) và mỉm cười. Tôi nói: “Á! Lấy chân của anh ra đi”. Ông là mẫu người chồng như thế đó, luôn làm vui lòng vợ mình. Quý vị không nhất thiết phải giàu có hoặc đẹp trai. Dĩ nhiên, đẹp trai thì còn tốt hơn nữa, nhưng không cần thiết. [Nhưng] nên chú ý tới cô ấy, sẽ làm cô ấy cảm thấy rằng cô ấy được quý vị luôn luôn thương; và rằng quý vị luôn nhớ cô ấy. Cô ấy thích như vậy đó. Quý vị không nhất thiết phải giàu có hoặc đẹp trai, hoặc có chức vị bác sĩ; không cần thiết. Tiện thể tôi nói với quý vị, lỡ như quý vị vẫn muốn bảo vệ gia đình của mình. Vì quý vị đã kết hôn rồi, hãy tiếp tục bảo vệ. Bằng không, thế giới sẽ không được hòa bình. Hòa bình thế giới bắt đầu từ trong nhà.

 

Có một câu chuyện về một người đàn ông được mời đến một bữa tiệc. Trong khi mọi người khác chào hỏi nhau, ông ấy cứ ăn. Từng món một, không lâu ông ấy đã ăn tất cả các món ăn. Trong khi khách vẫn còn lịch sự mời nhau dùng trước, thì ông ấy đã ăn hết tất cả thức ăn. Rồi, mấy người khách hỏi ông ấy: “Anh tuổi con gì?” Thì ông ấy đáp…, “Quan trọng chi. Gà hay vịt cũng được mà”. Mấy người khách nói: “Cảm ơn Trời Phật, anh không phải cọp, nếu không thì…” (Ông ấy chắc đã ăn sạch tất cả khách. ) “Nếu không, chúng tôi chắc cũng đã bị ăn hết rồi”. Người ta cười ông ấy. Cảm ơn Trời Phật, ông ấy không phải tuổi cọp.

 

Cô biết cách phục vụ người khác giỏi đấy. (Cảm ơn Sư Phụ. ) Chồng cô rất có phước. Cô có chồng không? (Dạ có. ) Nói với anh ấy là “anh rất có phước”. (Cảm ơn Sư Phụ. ) Tôi ganh với anh ấy lắm đấy. Có lẽ cô ấy đã được chồng huấn luyện tốt. Có ưu điểm và khuyết điểm sau khi kết hôn. Nếu kết hôn, quý vị sẽ học cách để thích nghi, điều chỉnh và quan tâm. Bạn trai và bạn gái cũng giống vậy. Họ sẽ điều chỉnh nếu họ sống với nhau. Họ sẽ học cách điều chỉnh và biết quan tâm, để họ sống với nhau hòa thuận hơn.

 

Họ cũng học cách giặt quần áo và may quần áo, mà thông thường được mẹ của họ làm cho. Có một truyện cười khác. Có một anh chàng độc thân. Anh ta thường bị sút chỉ nút áo hoặc đường khâu. (Đường khâu bị sút chỉ. ) Đường khâu bị sút chỉ chỗ này, chỗ kia. Vì vậy, bạn anh nói với anh: “Mọi việc sẽ ổn sau khi anh kết hôn”. Anh trả lời: “Tôi chưa gặp cô gái nào”. Rồi, một ngày nọ anh ấy cuối cùng tìm được một cô và kết hôn. Bạn của anh nói: “Tôi thấy bây giờ anh đã khác từ khi anh kết hôn. Đường khâu và nút áo của anh không còn sút chỉ nữa. Mừng là bây giờ thấy anh chỉnh tề. Chắc anh có người vợ đảm đang, đúng không?” Anh ta trả lời: “Đúng vậy. Cô ấy dạy tôi biết cách khâu quần áo cho tôi và cho cả cô ấy nữa”. Cái này mới giỏi. (Anh ta có thể làm những việc mà anh ấy không thể làm trước đây. ) Anh ta học được đủ thứ, có lẽ kể cả nấu ăn.

 

Một câu chuyện khác. Một người đàn ông nói với tôi rằng anh ấy sắp kết hôn. Tôi nói: “Sao bây giờ lại lấy vợ? Hồi trước anh đâu có muốn”. Anh ấy nói: “Mỗi buổi sáng, sau khi uống xong ly nước, con phải vội đi làm và để cái ly ở đó. Và sau khi về nhà, cái ly dơ vẫn còn nằm đó”. Nghĩa là không có ai lo rửa chén hoặc những thứ khác. Sau này, khi anh ấy đã kết hôn, tôi hỏi anh ấy: “Bây giờ, chuyện cái ly sao rồi?” Anh ấy nói: “Bây giờ, có thêm một cái ly nữa ở đó”. Khi họ trở về nhà, anh ấy phải rửa ly của vợ nữa. Vợ anh cũng đi làm [như anh]. Thời nay, không ai chăm lo cho ai. Hồi trước có một ly, bây giờ có thêm một ly nữa. (Trước đây anh ấy chỉ có một ly, và bây giờ anh ấy có bạn đời và sẽ rửa ly của vợ luôn.) Bây giờ anh đã có bạn đời, thôi thì nhân tiện rửa luôn ly của vợ cho rồi. (Để xem ai không chịu nổi trước. Ai rửa cái ly đầu sẽ rửa cái thứ hai. ) Chắc hẳn là người chồng. Người vợ sẽ huấn luyện chồng cho giỏi để rửa hai cái ly sau khi về nhà.

Tôi đã thấy rất nhiều hoàn cảnh như vậy, và một số đồng tu đã nói với tôi. Đôi khi, anh ấy muốn nấu một chút mì (thuần chay), bởi vì anh ấy có lẽ vẫn còn đói bụng sau bữa ăn tối. Sau khi đi làm về, vào ban đêm, anh ấy muốn nấu thêm một chút mì. Thì vợ anh sẽ nói: “Này anh, tôi sẽ không rửa chén đâu nha. Anh sẽ phải rửa đó”. Ừ. Người vợ cảnh báo chồng trước. Cô ấy sợ là chén dơ sẽ bị để đó. Tôi không biết tại sao sống chung rốt cuộc lại khiến vợ chồng hà khắc với nhau như vậy. Kết hôn cũng có những lợi điểm. Nó làm một người có trách nhiệm hơn. Trước khi kết hôn, đôi khi người đàn ông có thể quẳng đồ và quần áo một cách loạn xạ khắp nơi. Sau khi kết hôn, cô vợ sẽ cảnh báo anh ta, và anh ta sẽ từ từ trở thành có trách nhiệm và gọn gàng hơn. Độc thân thì khác. Tôi chỉ nói đại thôi; chứ không có ý nói anh. Nếu anh cảm thấy ổn thì không sao. Đây đều là truyện cười thôi. Chỉ cảnh báo họ thôi. Lỡ như sau này họ than phiền: “Sư Phụ ơi, lẽ ra Ngài nên nói cho con biết trước. Bây giờ đã quá muộn rồi”. “Nếu Ngài bảo con sớm hơn, con sẽ cẩn thận hơn rồi”.

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/2)
1
2020-06-13
6267 Lượt Xem
2
2020-06-14
4702 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-07
454 Lượt Xem
37:37

Tin Đáng Chú Ý

1 Lượt Xem
2025-01-07
1 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android