Tìm Kiếm
Âu Lạc
 

Ma Vương Không Còn & Cuộc Đời Giáo Chủ Mahavira: Cứu Độ Công Chúa Chandana, Phần 5/7

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Mọi người đều rất tốt. Cảnh sát cũng vậy. Họ rất lịch sự, rất nhã nhặn. Họ trông giống vệ sĩ dũng cảm của một vương quốc thời xưa. Rất đẹp, đẹp trai và rất lịch sự, đối với tôi. Tôi không biết với quý vị hay bất cứ ai có trải nghiệm nào khác không, nhưng với tôi, rất tốt. Nên tôi còn viết một bài thơ tặng họ.

Tôi kể chuyện [này] rồi, phải không? Không, không, không phải chuyện này, nhưng tôi đã định kể quý vị chuyện gì đó. Phải, phải, phải, tôi nhớ [ra rồi]. Anh ấy làm việc, và rồi tôi rời đi, đi một nơi khác để học thêm về máy bay trực thăng. Còn anh ấy ở nơi của anh ấy, bởi vì anh ấy không phải đi với tôi, và anh ấy học nhanh. Anh ấy thậm chí bay trong giấc ngủ. Khi ngủ, anh ấy bay. Anh ấy luôn luyện tập ở nhà, mà không cần máy bay trực thăng. Cho nên, anh ấy học rất nhanh và thậm chí trở thành thanh tra cho phi công mới. Phải không? Trước đây, phải không? Đúng, đúng rồi. Rồi bây giờ, anh ấy làm việc trong lĩnh vực khác. Tôi không muốn quý vị quá chú ý đến anh chàng đó. Để anh ấy yên nhé. Để anh ấy yên! À này, anh ấy đã kết hôn rồi. Anh ấy là một chàng trai tốt, người chồng rất chung thủy, vậy đừng có nghĩ [gì khác]. Tôi biết quý vị thích phi công. Tôi cũng thích. Nhưng không phải phi công nào cũng đẹp trai như quý vị nghĩ đâu, chỉ có tôi là đẹp, nhưng chỉ nửa phi công thôi.

Tôi không thể tiếp tục bay. Dù tôi rất thích. Tôi phải bỏ việc bay bên ngoài để bay bên trong, để đạt nhiều lợi ích hơn cho mọi người. Tôi thích lái máy bay. Ở trên bầu trời rất đẹp; không ai làm phiền mình; không thể nghĩ về bất cứ gì ngoại trừ những gì trước mặt. Và trước mặt mình cũng đều trống không. Chỉ cần cẩn thận với các đường dây điện. Đôi khi trong thời tiết sương mù, nếu bay quá thấp và không chú ý, thì “sayonara” (tạm biệt). Tôi suýt chết một lần khi bay, bởi vì động cơ bị kaput (hỏng), bị hư. Cũng may chúng tôi vẫn còn một động cơ nữa. Có hai động cơ, nên chúng tôi đã hạ cánh khẩn cấp bằng động cơ còn lại. Ngọn đồi như thế này, không như đất bằng, hạ cánh thế này. Ồ! May là huấn luyện viên ở bên cạnh tôi, nên ông ấy cầm tay lái, nhưng mặt ông tái xanh. Suýt chết. Ông ấy có vợ con, không thể chỉ ra đi như thế. Tôi thì có thể. Nếu lúc đó tôi về [trời], thì ngày nay tôi đã không phải lo lắng thêm về bất cứ gì. Được rồi, thế thôi. Chuyện là vậy. Nếu anh gặp ông ấy, nói “Chào” nhé. Tôi tin chắc ông ấy nhớ tôi. Có thể là không. Chỉ cho ông ấy xem Truyền Hình Vô Thượng Sư: “Ngài đó, ông nhớ Ngài không? Bây giờ nhìn già hơn”.

Tôi gặp ông ấy khi tôi còn trẻ. Ông mời tôi đến cung điện. Nhưng khi lần đầu đến đó, tôi đi xem cung điện, chỉ đứng bên ngoài, bỗng nhiên tất cả máy ảnh xoay về hướng tôi. Hàng trăm máy ảnh! Ồ! Thế nên tôi sợ. Rồi chúng tôi đi về nhà. Khi ông ấy nói: “Mời đến cung điện ngày mai”, tôi nhớ cảnh đó, nên tôi sợ. Lúc đó tôi không muốn đi nữa.

Sau đó tôi sống ở Thái Lan, và ông ấy xin số điện thoại của tôi. Không biết ông ấy có gọi hay không, bởi vì tôi quên cho ông biết tên tôi, bởi vì họ chỉ biết tên tôi là Sư Phụ Thanh Hải, họ không biết tên kia của tôi. Cho nên, sao cũng được, có lẽ họ nói: “Không có ai như vậy sống ở đây. Không có người tên như vậy trong nhà chúng tôi”. Dù sao, bình thường tôi cũng không trả lời điện thoại. Khi trả lời, có lẽ họ nói: “Chủ nhà đi vắng”, hoặc, “Chúng tôi không có người này”. Tôi không biết. Không lâu sau đó ông đến Thái Lan, đến thăm Thái Lan. Có lẽ ông nghĩ tôi là công chúa, nên ông đến cung điện, nhưng họ chỉ thấy các công chúa khác. Tôi không có ở đó. Nhưng ông biết số. Tôi sống trên sân gôn, và tôi đã cho ông số điện thoại đó. Không sao, tôi quên rồi, sao cũng được, sao cũng được. Một người bạn cũ, lâu rồi, lâu rồi, bạn cũ lâu, lâu lắm rồi. Ông không nhớ, nhưng tôi nhớ. Đó là vấn đề.

Không sao. Tôi đã từng sống ở Monaco trước đây. Ý tôi là không phải kiếp này, mà kiếp khác, lúc đó tôi là công chúa. Nhưng đừng nói về chuyện đó, tôi nổi giận đấy. Nhưng ở đó tất cả họ cũng đối đãi với tôi như hoàng gia. Khi tôi ở bất kỳ khách sạn nào nơi đó, họ đối đãi với tôi rất tốt. Thành ra bây giờ tôi đối đãi với cô tốt, vì ký ức đẹp từ Monaco. Tôi muốn đền đáp sự thân thiện và lòng tốt của người dân. Họ gọi tôi là “công chúa”! Họ thậm chí không biết tôi. Tôi đi đến nhà hàng và ăn uống này nọ với tất cả đệ tử. Họ nói công chúa này, công chúa kia. Tôi nói: “Tôi không phải là công chúa”. Và rồi họ nói: “Không sao”. Chủ nhà hàng nói: “Không sao, Ngài là công chúa của tôi”. Tôi nói: “Nếu vậy thì xin cảm ơn”. Và sau đó, khi tôi gọi xe tắc-xi hay gì đó, họ luôn luôn nghĩ tôi là công chúa. Họ gọi tôi công chúa này, công chúa nọ. Và tôi cứ nói: “Không phải”. Một tài xế tắc-xi gốc Monaco nọ có căn nhà tại Monaco, và ông không phải tài xế tắc-xi thường. Tôi gọi ông ấy đến bởi vì ở đó tôi không lái xe. Và rồi ông đến đón tôi. Lần đầu ông đến với xe tắc-xi bình thường. Lần thứ hai ông đến với chiếc Mercedes hạng nhất của ông, màu trắng và lớn. Tôi nói: “Ồ! Xe tắc-xi kia của ông đâu rồi?” Ông nói: “Không, đây là cho Ngài, thưa công chúa”. Ông nói như vậy đó.

Mấy tài xế tắc-xi, họ thích tôi. Tôi có duyên lành với các tài xế tắc-xi sao đó. Ông có xe đẹp, Mercedes, màu trắng và sạch, mới và rộng rãi, xe riêng của ông. Ông không lái xe tắc-xi đến. Ông thật sự là người gốc Monaco. Nét đặc biệt của ông. Ông nói ông là người gốc Monaco, sinh trưởng ở đó và là người gốc ở đó. Ông nói tiếng Pháp với tôi, và tôi nói tôi thích tiếng Anh hơn. Lưỡi của tôi bị líu lại; đã lâu rồi tôi không nói tiếng Pháp. Nên ông nói tiếng Anh với tôi. Những người tại Monaco, họ rất có học thức. Khi mới đến đó, tôi nói với người làm việc trong nhà hàng ở khách sạn: “Xin cho tôi biết ai trong quý vị là người gốc Monaco? Tôi muốn gặp người Monaco chính gốc”. Họ nói: “Không có người gốc Monaco làm việc tại Monaco”. Kiểu như họ đều là hoàng tử, không cần làm việc. Chỉ người nước ngoài đến đó làm việc. Có đúng vậy không? (Dạ đúng.) Đúng vậy ha. Anh ta không biết gì hết. Đàn ông, họ không biết nhiều. Vì vậy, tôi cứ tìm người gốc Monaco, để xem họ trông ra sao. (Con cũng không phải gốc từ Monaco.) Cô không phải à? Cô là người Pháp? (Dạ.) Nhưng cô sống tại Monaco? (Dạ.) Phải không? (Con sống gần Monaco.) Gần Monaco. (Con không phải từ Monaco.) Hiểu, hiểu.

Lúc tôi ở Monaco, thật khó tìm được một căn hộ hay bất cứ gì để thuê ngắn hạn, vì thế tôi sống gần nơi đó. Có một lần, tôi gặp một người gốc Monaco làm việc trong nhà hàng. Cô ấy còn nhận nuôi một bé trai người Âu Lạc (Việt Nam). Rất dễ thương, rất tốt bụng. Tôi không biết người gốc Monaco, bởi vì khi đến Monaco, mình nghĩ tất cả đều là người gốc Monaco. Không phải vậy. Đều là người nước ngoài, tất cả người giàu có và nổi tiếng sống ở đó. Người giàu và người có thế lực sống ở đó, với du thuyền và máy bay trực thăng đậu trên du thuyền, bãi đậu, hay gì đó tương tự. Vì vậy, khi tôi ở đó, họ cũng nghĩ tôi giàu và có thế lực, vì vậy họ đối đãi với tôi rất tốt. Không phải người gốc Monaco – hiếm khi có thể gặp họ. Đều là người vùng đất khác, người nước ngoài.

Trời ơi! Chư Phật đâu rồi? Chúng ta trở lại với… Tôi sẽ đọc quý vị nghe truyện về Giáo chủ Mahavira. Truyện gần… Ồ, gần hết rồi? Gần kết thúc sự đau khổ, sự đau khổ của Ngài, sự nhẫn chịu nghiệp chướng trong 12 năm tu hành, nhưng về sau có thêm một số giáo lý nữa. Khi Ngài đã đạt khai ngộ viên mãn, có thêm một số giáo lý sau này. Được rồi. Bây giờ, đây là truyện khác – Ngài cứu độ Chandana. Truyện “Cứu độ Chandana”.

Trước đây, khi còn ở đẳng cấp thấp hơn, tôi ở Pháp, trong căn nhà tại Pháp, trên núi, khi tôi đi tìm một đạo tràng cho người châu Âu. Nên tôi sống trong một căn nhà. Trước khi đến nhà đó, tôi không có bất cứ chỗ nào, người nào gần nơi cô ở và gần nơi chúng ta ở ngay bây giờ vào lúc đó, vì thế tôi phải sống trong khách sạn. Họ rất tốt với tôi, rất tốt, luôn luôn. Tôi muốn gì đều có ngay lập tức. Và tôi ở đó. Lúc đó tôi bệnh rất nặng. Dù lúc đó tôi bị bệnh, nhưng đã nhận nhiều cuộc hẹn để đến Pháp tìm nhà rồi. Và ở Pháp, tôi không thấy khách sạn nào cạnh biển. Lúc bấy giờ, tôi không biết nhiều về khu vực đó của nước Pháp. Và tôi đi ngang qua Monaco từ lâu rồi, hồi mà chúng tôi tổ chức Biểu diễn Thời trang khắp nơi. Đi ngang qua Monaco và người lái xe giới thiệu với tôi: “Đi ăn món couscous và đến vũ trường thuộc sở hữu của hoàng tử” lúc bấy giờ. Nên, chúng tôi đi đến đó, và tôi thấy đó là một vùng rất đẹp và dễ tìm khách sạn cạnh biển.

Lúc đó tôi bị bệnh… Nhưng dù bị bệnh, tôi vẫn đi tìm một đạo tràng và nhà cửa tại Pháp. Chúng tôi đặt một khách sạn và tôi sống trong một phòng nhỏ nhưng nhìn ra biển. Và rồi sau vài tuần, tôi hết ho. Mỗi ngày, tôi đi xuống quầy bar, uống nước ép, nước ép trái cây, nước hoa quả, không có cồn, và rồi tôi đỡ hơn, rất nhanh, chỉ vài tuần. Rồi vài năm sau, chúng tôi có đạo tràng và nhà, nhưng bất cứ khi nào tôi bị bệnh hay cảm thấy ngột ngạt sao đó, đôi khi trong vùng đó... Không phải [do] vùng đó, mà chỉ là nghiệp chướng đôi khi đến quá áp đảo, thì tôi bị bệnh. Ho hoặc rất khó chịu, đủ loại, thì tôi cũng trở lại khách sạn đó. Tôi cố gắng đặt cùng phòng đó và nhìn ra biển. Hít thở hàng ngày và đi xuống, uống nước ép. Rồi ra ngoài, mua bánh pizza thuần chay hoặc món gì đó, rồi trở lại uống nước ép ở đó. Rồi tôi khỏe lại nhanh hơn.

Nhưng họ rất tốt. Mỗi lần tôi đến, thấy tôi lại ho, họ sẽ nói: “Đi lấy thứ này, đi lấy thứ đó cho Ngài, nhanh lên”. Biết không, những nhân viên mang hành lý của tôi vào phòng, họ nói: “Đi lấy thứ này cho Ngài, thứ đó cho Ngài. Gọi bác sĩ”. Họ tự động. Tôi thậm chí chưa nói gì. Họ nói: “Đi mua Verveine”. Đại khái vậy, trà trị ho, và “Gọi bác sĩ đến. Mang cho Ngài nước ép. Ngài thích loại nước ép này, loại nước ép kia”. Họ còn có một loại cốc-tai (không cồn) được đặt theo tên tôi. Tên khác, không phải tên Sư Phụ của quý vị. Họ nói với tôi: “Đây là cocktail của Ngài, giờ là [lấy] tên của Ngài. Chúng tôi sẽ đặt tên cho nó”. Họ nói với tôi như vậy, nhưng tôi không ở đó đủ lâu để biết họ có in [tên đó] trong thực đơn hay không. Hoặc có lẽ họ đã in, quá lâu rồi, tôi quên rồi. Họ tốt bụng như vậy đó. Dĩ nhiên, tôi cũng rất tử tế với họ. Tôi luôn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên hầu phòng hay mang hành lý, nhân viên hầu bàn, và tôi tặng họ tiền típ hậu hĩ, vì tình thương và tôn trọng. Vào Giáng Sinh tôi mua quà cho họ. Mỗi người, cả khách sạn đều có, mỗi người, một món quà nhỏ, những hộp sô-cô-la (thuần chay), đại khái vậy hay kẹo (thuần chay).

Mặc dù tôi không ở khách sạn đó nữa, bất cứ khi nào tôi gặp họ, họ thấy tôi, họ vô cùng vui vẻ, rất là vui vẻ. Và chúng tôi nói đùa rất nhiều. Họ rất hài hước với tôi. Họ nghiêm túc với khách hàng khác, nhưng với tôi, họ vui đùa như bằng hữu lâu năm. Họ đang nói chuyện với nhau và tôi vừa bước ra khách sạn, tôi hỏi đùa: “Quý vị đang làm gì vậy? Nói xấu sau lưng tôi hả?” Chỉ là nói đùa. Họ nói: “Không, không. Không, chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ấy có một hình xăm, Ngài biết chỗ nào rồi”. Tôi nói: “Tôi đâu biết chỗ nào. Làm sao tôi biết chỗ nào?” Tôi chỉ nói đùa. Tôi nói: “Tôi không biết chỗ nào, nhưng tôi cũng có”. Anh ta nói: “Đó là một chỗ bí mật. Ngài không thấy được đâu”. Tôi nói: “Dĩ nhiên, tôi không muốn thấy hình xăm của anh ta, dù có bí mật hay không. Tôi cũng có một cái bí mật”. Và rồi tôi kéo ống quần của tôi lên một chút: “Đây nè!” Chỉ là nói đùa. Không có gì ở đó. Chỉ là có lẽ một vết sẹo nhỏ do muỗi cắn. Tôi nói: “Đây nè!” Và họ cùng cười với nhau, rồi người quản lý đi ra và hỏi: “Chuyện gì thế?” Tôi đáp: “Không có gì, không có gì. Chúng tôi chỉ so sánh hình xăm để xem của ai đẹp hơn, và ở chỗ nào trên cơ thể”. Và tất cả họ cùng cười với nhau nữa. Đó là một ký ức đẹp.

Tôi chưa từng có ký ức xấu nào ở Monaco, hoàn toàn không. Thậm chí một lần, họ mua cho tôi một chiếc xe mới. Tôi không biết cách lái xe đó. Tôi có lái, nhưng xe quá nhanh, nhanh hơn tôi nghĩ. Và rồi tôi làm trầy một chút hoặc không biết tôi đã làm gì, có làm nó trầy hay không, rồi tôi dừng lại ở một bên đường chờ cảnh sát. Và thậm chí cảnh sát cũng rất tốt, nên tôi phải mua một ít bánh (thuần chay) để xin lỗi sau đó vì đã khiến họ nhọc công vô ích. Mọi người đều rất tốt. Cảnh sát cũng vậy. Họ rất lịch sự, rất nhã nhặn. Họ trông giống vệ sĩ dũng cảm của một vương quốc thời xưa. Rất đẹp, đẹp trai và rất lịch sự, đối với tôi. Tôi không biết với quý vị hay bất cứ ai có trải nghiệm nào khác không, nhưng với tôi, rất tốt. Nên tôi còn viết một bài thơ tặng họ. Vào Giáng Sinh, tôi tặng họ một ít sô-cô-la (thuần chay). Nhớ không? (Dạ nhớ.) Anh chở tất cả sô-cô-la (thuần chay) tới cho họ. Họ còn lo lắng bởi vì chưa từng có ai tặng sô-cô-la cho cảnh sát trước đây. Tôi đoán họ sợ rằng có lẽ chúng ta hối lộ họ, nên [người ta] không dám mua quà cho cảnh sát. Tôi chỉ mua tặng cảnh sát và rồi họ hỏi anh đó, họ nghĩ tôi không biết nói tiếng Pháp, nên họ hỏi anh ta: “Anh chị lấy trộm sô-cô-la ở đâu?” Bởi vì rất nhiều, nhiều lắm và anh ta nói với họ: “Không, chúng tôi mua ở Carrefour, ông có thể gọi hỏi ngay bây giờ”. Anh ta nổi giận. Làm sao mà nghĩ chúng tôi, Sư Phụ của anh ta, lấy trộm sô-cô-la chứ? Anh ta kiểu như hơi tức giận. Giọng không thân thiện lắm. “Ông gọi hỏi ngay bây giờ đi. Chúng tôi vừa mới mua ở Carrefour”. Thật buồn cười. Rồi cảnh sát cũng khoan nhượng, bởi vì anh ta trông mạnh mẽ, và dữ dằn, đáng sợ. Cách anh ta hành xử, có lẽ năng lượng của anh phóng ra: “Gừ!” Và cảnh sát thoái lui, nghĩ: “Ồ, đừng lộn xộn với mấy người này”.

Ai da! Tưởng tượng xem, chắc là ông ấy nói đùa, vì người nào mà lấy trộm sô-cô-la mang đến cảnh sát chứ? Nếu lấy trộm gì đó, mình chạy trốn cảnh sát càng xa càng tốt chứ, phải không? Đằng này mang tới ngay trước trụ sở cảnh sát và tặng! Và nói: “Mừng Giáng Sinh, Mừng Năm Mới”. Mỗi người một hộp. Tôi đếm rồi, khoảng 300 hộp. Và rồi họ quay lại và nói: “Anh chị lấy trộm tất cả sô-cô-la này ở đâu?” Có lẽ ông ấy chỉ nói đùa. Nhưng cảnh sát, họ không nói đùa rõ ràng lắm. Họ nói đùa theo cách của cảnh sát, rất nghiêm túc. “Anh chị lấy trộm tất cả sô-cô-la này ở đâu?” Có lẽ ông ấy cười bên trong, “Ha, ha”. Nhưng chúng tôi không thấy ông ấy cười bên trong. Và anh chàng này hơi tức giận. Anh ta nói: “Không, chúng tôi không lấy trộm gì hết! Chúng tôi mua tại Carrefour đằng kia. Bây giờ ông gọi hỏi đi”. Phải không? Anh nói như vậy. Thế là, cảnh sát nói: “Được rồi”. Ông nghĩ chúng tôi không có tính hài hước, nên ông không muốn đối phó với kiểu người này. Nên ông nói: “Được rồi, mang vô đó”.

Và rồi tôi hỏi cảnh sát trưởng, tôi đưa ra một lý do: “Lần trước tôi làm phiền các ông nhiều quá và tôi chỉ là khách tại quốc gia của các ông. Xin cho phép tôi tặng một ít sô-cô-la (thuần chay) cho mỗi người các ông, bởi vì các ông làm việc vất vả quanh năm và tôi không biết có ai cảm ơn các ông không, nên chúng tôi cảm ơn các ông”. Và ông ấy nói: “Được”. Và viên cảnh sát khác biết tên tôi. Một trong các cảnh sát biết tên tôi vì vấn đề chiếc xe. Nhưng không có gì xảy ra bởi vì dù sao tôi cũng có bảo hiểm, có lẽ chỉ bị trầy. Tôi thậm chí không thấy xe bị trầy. Vậy, cảnh sát trưởng cũng biết tôi rồi vì ông đã làm việc với tôi trước đây. Khi xe có vấn đề, chúng tôi mang xe vào trong và ông ấy cũng hỏi tôi, bởi vì xe chưa được sang tên cho tôi. Ông nói: “Bà lấy trộm xe này hả? Có hay không?” Nên, tôi nói: “Không, thưa ông!” Rất lớn tiếng, lớn tiếng như ông ấy. Vì vậy, ông đã biết, đừng lộn xộn với tôi. Sau đó, ông biết đúng là thật, tôi không lấy trộm xe, nên ông tôn trọng tôi hơn. Vì vậy, khi tôi xin phép tặng sô-cô-la, ông nói “Được” ngay lập tức. Rất vui.

Hơn nữa, trước đây, tôi cũng đã mua cho họ một ít kiểu như bánh donut (thuần chay) . Tôi nghe nói cảnh sát thích đồ ngọt như bánh donut, vì vậy tôi mua rất nhiều. (Chỉ ở Mỹ thôi ạ.) Chỉ ở Mỹ thôi à? (Dạ ở Pháp, thì không.) Ở Pháp, không hả? Ở Pháp, họ thích gì? (Dạ phô-mai.) Phô-mai! Ồ! Ồ! Tôi đâu có biết. (Dạ rượu vang.) Rượu vang! Ồ đúng, tôi cũng mua một số rượu sâm banh (không cồn). Và khi tôi mang quà vào, họ nói: “Ồ, chúng tôi chỉ nói đùa”. Tôi nói: “Gì cơ! Tôi đâu thấy các ông nói đùa. Nghĩ các ông nghiêm túc, nên tôi lỡ mua rồi, bây giờ không thể trả lại”. Rồi tôi mở tất cả [hộp] ra và mọi người thấy hộp đã mở, và họ nói: “Được”. Có lẽ sau đó họ đưa cho mấy đứa trẻ, tôi không biết. Nhưng tôi chỉ rời đi, và nói: “Cảm ơn các ông. Cảm tạ Thượng Đế là các ông chấp nhận lời xin lỗi của tôi”. Và rồi một số họ biết tôi, nên sau đó, khi tôi mang sô-cô-la (thuần chay) [đến tặng] nhân dịp Giáng Sinh, cảnh sát trưởng đã đồng ý rồi.

Và anh chàng kia, có lẽ là viên chức nào đó, có lẽ phó cảnh sát trưởng gì đó, anh ta hỏi tôi: “Bà tên gì? Chúng tôi cần biết tên của Bà. Ai tặng?” Tôi nói: “Anh biết tên tôi mà. Tôi có hồ sơ ở đây”. Và người khác, thanh tra cảnh sát bảo anh ấy: “Tôi biết tên Bà ấy”. Và ông ấy đánh vần tên tôi cho anh chàng kia. Nên tôi nói: “Anh thấy không? Tôi nổi tiếng ở đây. Tôi là [người] tốt. Đừng lo”. Và tất cả họ để tôi đi. Họ là cảnh sát rất thân thiện, vô cùng thân thiện. Cảnh sát ở đó có lẽ bị áp lực hơn so với những nơi khác, bởi vì Monaco nhỏ. Và mọi người đi đến đó với những xe hơi hào nhoáng và những nhân vật quan trọng, vì vậy, họ vô cùng cẩn thận. Nếu quý vị đi đến đó bằng xe đạp, xe gắn máy, họ phải kiểm tra thẻ căn cước, kiểm tra mọi thứ. Ngay cả bác sĩ, họ đi bằng xe đạp bởi vì quá nhiều xe cộ. Dễ hơn khi len lỏi qua dòng xe và rồi đến chỗ bệnh nhân nhanh hơn. Dù vậy, cho dù cảnh sát biết họ rồi, họ vẫn phải kiểm tra thẻ căn cước, vì sự bảo vệ thành phố, quốc gia. Cho nên ở đó họ nói không có tội phạm, không có cướp, không gì xảy ra; mọi người ở đó rất an toàn. [Nơi đó] nổi tiếng là an toàn, họ nói với tôi như vậy. Dù sao ở đó lúc nào tôi cũng thấy an toàn. Tôi đi khắp nơi một mình. Không cần nhiều hộ pháp kim cương ở đó. Họ gọi họ là hộ pháp kim cương. Tôi không chắc kim cương thế nào. Một ngày nào đó tôi sẽ kiểm tra xem. Có lẽ chỉ là mì sợi được làm thành hình dạng kim cương.