Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Hành Thiện Không Cầu Phúc Báo, Phần 3/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Ô nhiễm nước là tệ nhất. Nếu qua nhiều thế hệ, ngày này qua ngày khác, năm nọ qua năm kia, hóa chất, chất độc và thuốc tẩy chảy vào nguồn nước, sông ngòi, hoặc đất đai, thì chúng sẽ không thể được rửa sạch. Chúng sẽ chảy vào sông ngòi và vào mạch nước ngầm. Sẽ làm ô nhiễm thực phẩm và rau củ. Chúng ta sẽ ăn những chất độc đó vào. Và, những người còn ăn người-thân-cá đôi khi có thể bị đau đớn và ngã bệnh. Chất độc sẽ khiến họ đau đớn và trở thành tàn phế. Như vậy sẽ thực sự tồi tệ. Cho nên, chúng ta bảo vệ môi trường không phải vì người khác mà vì chính mình.

Ô nhiễm nước là tệ nhất. Nếu qua nhiều thế hệ, ngày này qua ngày khác, năm nọ qua năm kia, hóa chất, chất độc và thuốc tẩy chảy vào nguồn nước, sông ngòi, hoặc đất đai, thì chúng sẽ không thể được rửa sạch. Mặc dù chúng ta có thể dùng nước để rửa sạch mọi thứ, nhưng độc tố thì không thể rửa sạch hết được. Chúng sẽ chảy vào sông ngòi và vào mạch nước ngầm. Sẽ làm ô nhiễm thực phẩm và rau củ. Chúng ta sẽ ăn những chất độc đó vào. Những chất độc này sẽ chảy vào sông suối và đại dương, rồi mọi người ăn… Đôi khi rong biển mà chúng ta ăn có thể trở nên độc hại vì chất độc sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng. Và, những người còn ăn người-thân-cá đôi khi có thể bị đau đớn và ngã bệnh. Chết thì không sao. Nếu họ chết, thì cứ chết thôi. Họ sẽ không còn lo lắng. Nhưng nếu không chết, họ sẽ bị bệnh. Hiểu không? Chất độc sẽ khiến họ đau đớn và trở thành tàn phế. Như vậy sẽ thực sự tồi tệ. Cho nên, chúng ta bảo vệ môi trường không phải vì người khác mà vì chính mình.

Ai cũng nghĩ nó là vì người khác nên không ai làm gì hết. Không đúng. Làm việc tốt nào cũng là lợi ích cho chính mình trước. Bất cứ gì chúng ta tặng cho người khác, sau này chúng ta sẽ nhận lại nhiều hơn là chúng ta đã cho đi. Vì không ai hiểu nguyên tắc này, rất ít người muốn hành thiện. Sau khi bắt đầu tu hành, chúng ta chỉ làm mà không cầu được báo đáp. Chúng ta không hành thiện để cầu phúc báo. Kỳ thực người ngoài làm việc thiện cũng được lợi ích, chỉ là họ không biết mà thôi. Người tu hành chúng ta không thể cầu phúc báo cho việc làm tốt của mình. Tốt nhất là đừng nói cho ai biết về những việc làm tốt của mình trừ phi cần thiết. Nếu nói cho người khác biết, chúng ta sẽ mất phúc báo. Thứ nhất, sẽ bị ma lực đánh cắp hoặc lấy đi. Thứ hai, mình không muốn phúc báo để ở lại thế giới này nữa, phải không? Nếu cầu phúc báo, chúng ta sẽ cần phải trở lại để nhận. Quý vị có muốn trở lại không? (Dạ không!) Không! Dĩ nhiên là không. Cho nên bất kỳ đóng góp nào chúng ta làm phải là vô điều kiện.

Nhưng thường là, đối với phúc báo và công đức thế gian, bất cứ gì chúng ta làm mà lợi ích cho tha nhân, chúng ta chắc chắn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. Tôi đã đọc nhiều truyện Phật giáo cho quý vị nghe rồi, đúng không? (Dạ đúng.) Hồi ở Pháp, tại căn nhà nhỏ của tôi, tôi đã đọc rất nhiều. Có ai dịch cho quý vị chưa? (Dạ rồi.) Được rồi. Nếu có cơ hội, chúng ta có thể phát sóng trên Truyền Hình Vô Thượng Sư. Cho thế giới xem để họ suy ngẫm và nhận ra hành thiện sẽ mang lại phước báu cho chính họ trước tiên. Lợi ích cho chính mình. Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm như vậy. Không phải tôi cầu phước báu hay là muốn gì cả, mà nó tự nhiên đến. Ví dụ, đôi khi tôi cảm thấy tôi nên làm cái này cái kia để những bạn người-thân-chó cảm thấy thoải mái hơn, và rốt cuộc tôi cũng được lợi ích từ việc đó. Bỗng nhiên, tôi thấy nơi đó cũng thoải mái cho tôi và tôi có thể tận hưởng với mấy người-thân-chó của tôi. Mới đầu tôi làm việc đó cho chú hoặc cho vài người-thân-chó nhỏ, nhưng kết quả việc đó khiến tôi cũng cảm thấy thoải mái luôn. Đây chỉ là những việc không đáng kể, những việc nhỏ nhặt.

Hoặc, đôi khi tôi đi ra giúp người ngoài kia. Ví dụ, tôi thấy một người nghèo hành khất trên đường, nên tôi dừng xe lại. Tôi dừng xe tặng cho người đó một ít tiền, có bao nhiêu tôi cho hết bấy nhiêu. Rồi tôi rời đi. Ban đầu, giao thông ở đó rất ùn tắc. Lúc đó, tài xế của tôi nói: “Dạ đừng, thưa Sư Phụ, như vậy bất tiện quá. Nếu chúng ta quay lại, chúng ta có thể bị kẹt ở đó”. Tôi nói: “Có thể bất tiện cho chúng ta, nhưng bây giờ ông ấy thậm chí còn khổ hơn. Chúng ta có thể dành vài phút mà quay lại, phải không? Quay xe lại đi”. Và, hôm đó chúng tôi cũng không có việc gì gấp gáp phải làm. Không gặp bất cứ ai quan trọng hay là bà thôn trưởng. Chúng tôi không vội. Chúng tôi nên quay lại. Ôi, xe cộ chạy rất chậm. Nhưng chúng tôi đã quay lại để tặng người đó một ít tiền.

Chao ơi, người đó rất mừng. Ông ấy nói mẹ ông đã bệnh một thời gian dài. Số tiền này sẽ giúp bà nằm viện thêm vài ngày nữa và bà ấy có thể bình phục. Nếu việc điều trị bị gián đoạn, có lẽ bà không thể về nhà và có thể là quá muộn. À! Tôi vui đến nỗi tặng ông hết số tiền của tôi. Tôi nói với người lái xe: “Thấy không! Một chút bất tiện có gì đâu?” Và đâu đến nỗi quá bất tiện. Anh ta chỉ làm biếng và không muốn quay lại. Có quá nhiều xe cộ trên đường. Chúng tôi phải lái thêm một chút mới quay lại được.

Nhưng sau khi chúng tôi quay xe lại, bỗng nhiên xe cộ di chuyển thông suốt. Con đường lẽ ra bị kẹt cả ngày. Họ nói chúng tôi nên đi đường khác. Nhưng thật bất ngờ, công việc đã hoàn thành và chúng tôi có thể lái xe qua. Tôi nghĩ đó là bởi vì chúng tôi… Tôi nghĩ đó là một phép màu. Có lẽ bởi vì chúng tôi đã tặng người đàn ông đó một ít tiền và lòng biết ơn của ông rất mạnh mẽ. Hoặc Thiên Địa đã cảm động! Hiểu không? Rồi họ làm cho giao thông thông suốt. Vì vậy, tôi nói với anh lái xe: “Thấy chưa! Thấy chưa! À! Như vậy không tốt hay sao?” Anh ấy nói: “Vâng, vâng, vâng. Chúng con phải nghe lời Sư Phụ”.

Có nhiều việc như vậy xảy ra, nhưng tôi không kể hết được. Không thể. Thường là như thế. Không thể nhớ nổi. Nhưng thường là như vậy. Nếu thỉnh thoảng tôi đi ra ngoài và thấy ai đó cần giúp đỡ, thì tôi giúp người đó. Hiểu không? Sau đó có người giúp tôi giải quyết những vấn đề khó hơn. Tôi không yêu cầu, nhưng bỗng nhiên có người đến và đề nghị giúp đỡ. Trước đó, tôi không tìm được ai giúp và không biết cách giải quyết những vấn đề đó, nhưng bỗng nhiên có người đến giúp đỡ. Vân vân và vân vân. Tôi không chắc. Đôi khi quý vị có lẽ nghĩ rằng người đó đang hành khất trên đường vì nghèo khó. Không nhất thiết như vậy. Sau đó tôi kiểm tra và phát hiện người đó không nghèo khó. Ông ấy... Đó là một người khác. Không phải người có mẹ bị bệnh.

Có khi người ta thực sự cần giúp đỡ. Có khi không. Có khi là thiên thần thử lòng mình. Vì quý vị nói rất nhiều về tình thương và giúp đỡ tha nhân, nên đó để thử lòng xem quý vị có thực hành hay không. Hiểu chứ? Bài khảo có thể khó. Không phải quý vị muốn giúp họ thì dừng xe lại và có thể tặng họ. Không phải luôn luôn như thế. Đôi khi quý vị phải lái xe một lúc lâu mới quay lại được. Và quý vị phải nói với họ: “Tôi chỉ muốn giúp. Thế thôi. Đừng sợ”. Bởi vì khi nhìn thấy chiếc xe chạy quá nhanh và bỗng nhiên dừng lại bên cạnh mình, họ có thể sẽ sợ. Hiểu không?

Người đó nhặt túi lên ôm chặt. Tôi có muốn túi của họ không? Như thế đó. Ông ấy có chiếc túi bên cạnh. Chúng tôi vội vàng giúp ông, nhưng sự gấp gáp khiến ông hơi sợ. Cảm giác gấp gáp làm ông sợ. Ông giấu cái túi đi. Ông ấy ôm túi, hỏi: “Quý vị muốn gì?” Tôi nói: “Không có gì. Chúng tôi chỉ muốn giúp thôi”. Nên khi giúp đỡ người khác, đôi khi cần phải nhẹ nhàng nếu không mình sẽ làm họ sợ. Như vậy đó.

Chà! Hôm nay sớm quá? Quý vị muốn hỏi gì không? Mọi người về hết rồi à? Anh còn ở đây? Bao lâu? Xin lỗi. Anh định ở lại bao lâu? (Dạ hôm nay con về.) Hôm nay nữa thôi? (Hôm nay con về. Tối nay con về.) Tối nay. Ồ, xin lỗi. Đi đâu? (Dạ Thái Lan.) Ở đâu? (Con sẽ đi du lịch một chút ở Đài Loan [Formosa] một tuần, sau đó con sẽ quay về Thái Lan.) À, quay về Thái Lan. (Con sống trong rừng ở đó.) Anh sống trong rừng hả? (Dạ.) Ở Thái Lan? (Dạ.) Chà. Anh chàng may mắn. Khu rừng đó ở đâu? Anh có thể cho tôi biết không? Có lúc, nếu tôi thấy mệt mỏi ở đây, tôi sẽ đến sống với anh trong rừng. (Hoan nghênh bất cứ lúc nào, thưa Sư Phụ.) Được rồi. Cho tôi địa chỉ, đưa cho một... Tôi không biết, đưa cho bất cứ ai. Tôi không có thị giả nào hết. Rừng ở đâu vậy? (Dạ ở phía đông nam Thái Lan. Nó tên là Ko Pha Ngan, một hải đảo.) Ồ, vậy sao? Thích thật. Anh sống ở đó bao lâu rồi? (Dạ 25 năm.) Làm sao anh làm được điều đó? Anh kết hôn với người Thái à? (Dạ không, con chỉ đi ra đi vào quốc gia đó thôi.) À, ba tháng một lần phải xuất cảnh. (Dạ phải.) Ừ, tôi cũng từng làm như vậy. Nhưng bây giờ tôi bị kẹt ở đây. Tôi như tù nhân trong chính căn nhà mình. Hôm qua, tôi vừa nói với họ, với một người của tôi ở đây chuyên dẫn người-thân-chó, anh ấy nói: “Thưa Sư Phụ, thỉnh thoảng chúng ta phải đi ra ngoài”. Đại khái vậy. Tôi nói tôi giống như một người tình nguyện bị quản thúc tại gia. Giống như bận quá, không đi đâu được.

Tôi từng muốn ở lại Thái Lan nhưng có chuyện xảy ra, không thể ở được. Hiện tại tôi không thể quay lại đó, nhưng tôi rất thích Thái Lan. Rất tự do. Người dân rất dễ thương, rất tôn trọng người nước ngoài. Và thậm chí, ví dụ như, lần trước chúng ta đến Thái Lan bế quan, có rất đông người – khoảng hơn 10.000 người gì đó. Mười hoặc hai mươi ngàn. Bởi vì bên trong hội trường lớn nhất của Thái Lan đã có tám, chín trăm người ngồi, và bên ngoài họ “bơi lội” khắp nơi, một biển lớn toàn người. Chính phủ [Thái] không nói gì hết. Không đến bắt tôi bởi vì gây rắc rối, không gì hết. Họ còn mang nhà vệ sinh [lưu động] đến vì khách sạn…

Tôi không biết có đông người tới như thế. Tôi chỉ chấp thuận có lẽ mười ngàn vì tôi biết khách sạn ở đó chỉ có thể chứa bấy nhiêu. Chúng tôi bao cả khách sạn. Và tất cả cơ sở của họ đều thuộc về mình, khu vực nấu ăn và hội trường lớn – tất cả đều thuộc về mình. Tất cả mọi thứ là của chúng ta. Nhưng tôi không biết [đồng tu] tới nhiều hơn con số đó. Nên chúng ta gặp vấn đề với phòng tắm và thang máy – không đủ thang máy để mọi người dùng trở về phòng của họ. Họ phải đi bộ 16 tầng, nhớ không? Mười sáu, phải không? (Dạ phải.) Mười sáu. Ai cũng nhớ kỳ bế quan đó. Họ sẽ không bao giờ quên vì họ phải chạy lên lầu để đi vệ sinh. Hãy tưởng tượng chạy 16 tầng chỉ để vào phòng tắm của mình. Và rồi ngay cả trong phòng họ, [vì] có nhiều người ở chung một phòng, nên họ không thể… Khách sạn lớn nhưng chúng tôi không thể có mỗi người một phòng. Nên thậm chí trong phòng cũng phải xếp hàng để đi vệ sinh nữa. Ồ, thực sự kinh khủng. Vì thang máy không thể chở hết hàng trăm, hàng nghìn người cùng một lúc. Sau đó, chính phủ đã giúp. Họ mang đến cho chúng ta những nhà vệ sinh di động. Tôi sẽ không bao giờ quên.

Không bao giờ quên lòng hiếu khách của Thái và chính phủ ở đó đã quá tốt với chúng ta. Ở các nước khác là không thể. Thứ nhất, cảnh sát sẽ đến. Thứ hai, báo chí sẽ đến và viết bất cứ điều gì, bất cứ gì họ muốn: một môn phái, một cuồng giáo, người làm tiền, bất cứ điều gì. Nhưng không gì hết. Chính phủ đã giúp đỡ. Tôi sẽ không bao giờ quên. Thành ra đối với tôi, Thái Lan như là nhà của tôi. Chỉ là hiện tại vì hoàn cảnh nào đó mà tôi không thể đến đó được nữa. Có lẽ trong tương lai, tôi có thể. Tôi không quên Thái Lan. Người dân rất tốt, chính phủ tốt. Rất tự do. Một đất nước nhỏ như vậy, thế mà chúng ta có khoảng 20.000 người, mà họ không sợ chúng ta. Thình lình chúng ta đến từ khắp nơi. Và lòng hiếu khách như vậy, tình thương như vậy, đức tin vào lòng từ bi của Đức Phật như vậy, họ đối xử bình đẳng với tất cả chúng sinh. Có một đức tin như thế nên họ không sợ là chúng ta sẽ làm điều gì sai trái trên đất nước của họ. Đức tin như vậy, không chỉ tử tế thôi. Đức tin vững vàng như thế vào giáo lý Phật giáo rằng mình phải hiếu khách. Và rằng tất cả ai cũng có Phật tánh bên trong. Ai cũng là Phật tương lai. Với tinh thần đó, họ đã đối xử với chúng ta thật tử tế, quá tử tế.

Họ không hề yêu cầu chúng ta trả tiền cho những nhà vệ sinh phụ này. Không gì, không gì hết. Họ chỉ chở chúng đến đó. Thậm chí tới sau này tôi mới biết. Sau đó, dĩ nhiên, chúng tôi đến để tỏ lòng tôn trọng chính quyền địa phương đã giúp chúng ta. Và, dĩ nhiên, chúng tôi đã tặng bất cứ gì chúng tôi có ở đó nhưng họ vẫn không hề hỏi.

Thật là cảm động. Tôi đã khóc suốt trên máy bay. Tôi đã khóc suốt chặng đường. Bởi vì tôi phải rời đi trước, và tôi đã nói với các đại diện của nhiều quốc gia khác nhau hãy lo liệu việc đó và đi cảm ơn chính phủ giùm tôi. Nhưng họ không hề yêu cầu gì hết. Thực sự vô điều kiện. Những chính phủ như vậy thực sự vẫn còn, vẫn còn tồn tại. Ngay cả ở một số quốc gia gọi là tự do, chúng ta cũng không luôn luôn có được kiểu đối xử như thế này. Không sẵn sàng cho lắm, không cung cấp miễn phí như vậy. Tôi chưa từng trải nghiệm nhiều như vậy ở những quốc gia gọi là dân chủ tự do. Chưa, chưa. Và bây giờ ở đây chúng ta ổn. Nên tôi cũng rất hài lòng với chính phủ ở đây. Con không cần làm vậy.

Ta đang nói. Chú cũng muốn nói điều gì đó, nhưng... Vì họ không hiểu con, nên đừng bắt ta làm thông dịch viên, hiểu không? Ta đang bận đây. Chú ấy muốn nói rằng đúng thế, đúng thế – đại khái vậy. Chú luôn làm như vậy.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (3/6)
1
2023-04-21
4732 Lượt Xem
2
2023-04-22
3764 Lượt Xem
3
2023-04-23
3674 Lượt Xem
4
2023-04-24
3731 Lượt Xem
5
2023-04-25
3367 Lượt Xem
6
2023-04-26
2932 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android