Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nguồn Gốc Và Sự Tiến Hóa Của Nhân Loại, Phần 9/15

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Dân Do Thái đi theo Mô-sê trải qua hiểm nguy, hoàn toàn tin tưởng nơi Ngài, từ bỏ hết để theo Ngài, nhưng vẫn không bỏ lại được cái ngã. Bởi vậy mà họ thà thờ bê vàng khi Minh Sư vắng mặt. Tại sao? Họ biết đó chỉ là con bê, chỉ là hình tượng, nhưng dễ hơn. Tượng bê vàng không cãi lại, không giảng dạy họ gì cả, không bắt họ phải giữ những điều răn, không bảo họ ngồi thiền hai tiếng rưỡi, ăn thuần chay, không bảo họ đi cộng tu, v.v. và v.v.

“Anh, người mặc trang phục có vẻ thanh lịch, anh, người rất có duyên, hãy nhớ rằng mặt của mình sẽ mục nát thành cát bụi ra sao. Anh, người có nhiều của cải, ‘Họ đã rời bỏ vườn tược và những dòng suối chảy êm đềm’”. Ý Ngài nói những người nô lệ Do Thái thời đó. Họ phải bỏ lại hết để chạy trốn khỏi Ai Cập, đi theo Mô-sê tìm tự do. Nên họ đã bỏ lại tất cả đàng sau.

“Anh, người mỉm cười tại các đám tang đi qua, anh, người thích ngôn ngữ, đo gió bằng những đoạn thơ và nhớ lại sự ra đi, lang thang hy sinh tới 40 năm”. Đo gió hay là gió thôi? Có lẽ gió. Bởi vì hy sinh, chắc hẳn là gió. (Con cần kính để đọc.) Ồ, thôi nào. Nếu cô không thể đọc, cứ nói không thể. Quay lại. Có lẽ là gió, bởi vì ở trên nói là ngôn ngữ. Như là, đôi khi người ta nói nhiều quá, thì họ trở nên dài dòng. Ờ, dài dòng. Những câu dài dòng. Có thể vậy ha. Nhưng tôi nghi lắm, bởi vì “đám tang đi qua”, nên tôi nghĩ đó là gió, và rồi sự ra đi, rồi hy sinh. Tôi sẽ làm thế, nhưng có lẽ không thể có hoài được. Quý vị hiểu phải không? Tôi đọc thơ chỉ được bấy nhiêu thôi.

Ý Ngài là những ai lo lắng quá nhiều về: “tôi phải làm gì, tôi đi đâu, đi máy bay hay không, tại sao không tới chỗ như vậy, như vậy, hưởng thụ này nọ”, lo lắng quá nhiều, thì Ngài nói các người hãy đi “đọc lại kinh Qur'an chỗ Mô-sê đưa dân tộc Do Thái thoát khỏi vòng nô lệ”. Và họ phải bỏ lại tất cả đằng sau những gì họ đã xây dựng từ đó đến nay, suốt thời gian họ ở Ai Cập. Có lẽ họ đã xây nhiều nhà đẹp, làm những đài phun nước nhỏ, các dòng suối chảy êm đềm. Thành ra Ngài mới giải thích hết. Họ phải bỏ lại tất cả đằng sau. Ngài nói: Nếu các ngươi “cuống cuồng muốn có thêm tiền, thì hãy nhớ những gì họ đã bỏ lại để đi lang thang trong hoang dã. Những ai cảm thấy tổn hại, hãy nhớ những mái lều và nhà cửa”. Đúng vậy. Rõ ràng chứ hả? Có lẽ ý Ngài muốn nói rằng dù sao tất cả cũng chỉ là cát bụi. Những gì mình mất hôm nay hay hôm qua không là gì so với người Do Thái khi họ phải mất hết tất cả để mà chạy đi tìm tự do.

Mà họ thật sự suýt nữa không thành công, suýt nữa là không thoát, sắp sửa bị bắt lại bởi vì đột nhiên nhà vua hay là nhà chức trách lúc đó cảm thấy hối tiếc vì đã thả họ ra, nên đã đuổi theo họ. Nhưng những người này đã sang bờ bên kia rồi. Có nhớ biển tách ra không? Cũng may là họ còn mạng sống. Nhưng để làm gì chứ? Họ đã bỏ lại tất cả rồi… Truyện này hay. Quý vị biết truyện này, phải không? Họ đi theo Mô-sê để được tự do về mặt thể xác bởi vì họ đang làm nô lệ ở Ai Cập, cả quốc gia họ làm nô lệ ở đó. Và nhà vua hứa rằng sau khi xây xong như vầy như vầy, hoặc cái gì như thế đó, thì ông sẽ thả tự do cho họ. Và ông phải giữ lời hứa, nên ông đã thả tự do cho họ, để họ đi với Mô-sê chạy ra khỏi [Ai Cập]. Nhưng nhà vua sao đó lại hối tiếc, hoặc có người nào nói bậy bạ gì đó, và rồi ông muốn bắt họ lại.

Thế là tất cả người-thân-ngựa cùng lính tráng đuổi theo. Truyện này rất là thú vị. Cả một quốc gia đi theo một người đàn ông, để làm gì? Quý vị nghĩ họ có lòng tin vào Mô-sê? Có lẽ có. Có lẽ, cho nên họ mới nói: “Sư Phụ thế này, Sư Phụ thế kia. Người trí huệ cao thế này, thế kia. Chúng con sẽ theo Ngài”. Tốt! Họ có thể bỏ ruộng vườn đẹp đẽ mà họ đã tạo dựng trong suốt thời gian làm nô lệ. Họ có thể bỏ lại suối nước đẹp hoặc các con đường quanh co mà họ đã xây. Có lẽ họ cũng đã tích lũy một số của cải ở đó. Tuy làm nô lệ nhưng họ cũng sống gần cung điện của vua, họ có đủ thứ để nhà vua cũng dùng chúng được. Và họ phải để lại hết đàng sau, những thứ họ đã xây dựng từ đó tới nay.

Dù làm nô lệ, nhưng họ cũng có nhà cửa ruộng vườn và nhiều thứ. Có lẽ họ có người-thân-dê, người-thân-lạc đà hay gì đó. Mà họ đã bỏ hết lại đàng sau để chạy đi tìm tự do. Nhưng khi được tự do rồi, họ lại quên. Nhớ không? Đúng vậy! Mô-sê bảo họ giữ những Điều răn; họ lại không giữ. Có lần Ngài quay đi lên núi bế quan, mà họ ăn chơi, gây phiền phức, và thờ tượng bê, thay vào đó. Bây giờ… Quý vị hiểu chưa? (Dạ hiểu.) Có hiểu ngã chấp chưa? Họ có thể từ bỏ tài sản quý báu, nhưng không thể bỏ ngã chấp. Họ làm ngược lại với những gì Minh Sư đòi hỏi, và những gì họ biết là đúng, mà họ vẫn làm ngược lại. [Vì] dễ hơn. Thờ bê dĩ nhiên là dễ rồi. Thậm chí thờ tượng bê, không phải bê sống mà có thể kêu vài tiếng “be-he”! Tượng bê bằng vàng! Tưởng tượng nổi không? Trong suốt thời gian này, họ ở bên Mô-sê, Ngài đưa họ ra khỏi Ai Cập đến bờ tự do, mà nhìn coi họ đã làm gì. Cho nên, tự do về thể xác không bảo đảm gì hết, đúng không? Sự thật là quý vị bỏ lại đằng sau tất cả của cải của mình để đi sống với minh sư, điều đó thậm chí cũng không bảo đảm, đúng không? (Dạ không.) Trông có vẻ ngon lành, có thể như là: ồ, mình đã từ bỏ gì đó, nhưng chưa chắc đã bảo đảm gì đâu.

Tôi phát hiện ra nhiều người, không phải nhiều mà một số người từ bỏ tài sản, gia đình lại đàng sau, nhưng mang theo ngã chấp của họ. Bỏ trong túi, buộc quanh thắt lưng, ngủ với nó, ăn với nó, đi với nó, thiền với nó. Tôi không dùng được những người này nhiều lắm. Không uốn nắn họ được nhiều như mình muốn. Họ không trống rỗng. Họ không như một bức vải vẽ mà mình có thể sơn lên. Họ đầy ắp rồi. Đủ thứ sơn, mọi thứ đã được ném lên đó rồi, không thể dùng được nhiều cho lắm.

Cho nên… Minh Sư Rumi trí huệ rất cao. Thậm chí Ngài nói rằng có lẽ… Trong bài thơ này, có lẽ Ngài cố gắng dạy về tinh thần xả bỏ. Như là đừng quá bám víu vào tài sản. Hãy nhìn truyện của Ai Cập. Hãy nhìn người Do Thái, họ phải bỏ lại những gì vì tự do. Ý Ngài cũng vậy, chúng ta nên vì linh hồn mà từ bỏ thể xác. Như là, đừng quá bám víu vào những thứ vật chất, bởi vì chỉ cần nhìn những người đó, hãy theo gương họ. Nhưng tôi nghĩ họ cũng không phải là gương tốt cho lắm.

Từ bỏ của cải vật chất dễ hơn là từ bỏ ngã chấp. Do đó mà dân Do Thái đi theo Mô-sê trải qua hiểm nguy, hoàn toàn tin tưởng nơi Ngài, từ bỏ hết để theo Ngài, nhưng vẫn không bỏ lại được cái ngã. Bởi vậy mà họ thà thờ bê vàng khi Minh Sư vắng mặt. Tại sao? Họ biết đó chỉ là con bê, chỉ là hình tượng, nhưng dễ hơn. Tượng bê vàng không cãi lại, không giảng dạy họ gì cả, không bắt họ phải giữ những điều răn, không bảo họ ngồi thiền hai tiếng rưỡi, ăn thuần chay, không bảo họ đi cộng tu, v.v. và v.v. Tượng bê không nói gì cả. Chỉ cần đi lạy nó hoặc sờ nó rồi đi ra, cảm thấy thế là được rồi, đã làm được gì đó rồi. Hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.)

Cho nên quý vị thấy tại sao người đời thà đi chùa gạch hơn là hướng nội. Dễ hơn. Giống như đi bộ trong vườn. Thay đổi từ trong nhà ngột ngạt, đi đến thánh địa nào đó, làm gì đó. Dễ hơn là hướng nội. Cho nên thờ bê hay là hình tượng dễ hơn là theo giáo lý chân chính của một vị Minh Sư. Thấy không? (Dạ thấy.) Họ xả bỏ được hết, nhưng họ vẫn chưa phải là người tầm đạo thật sự. Dễ hơn để trải qua những hiểm nguy, sự phấn khích của nguy hiểm, tình huống rủi ro để tăng chất adrenalin trong cơ thể của mình. Nhưng không dễ để ngồi yên lặng, lắng xuống tất cả, tìm xem mình muốn gì ở đời này, và cái gì là cái muốn bất cứ gì trong đời, ai là cái muốn bất cứ gì.

Bài thơ rất hay. Tôi thích lắm. Quý vị nói sao? Tuyệt chứ? Phải phổ nhạc bài thơ đó há? Quý vị thích bài thơ chứ hả? (Dạ.) Ý Ngài muốn nói là cho dù mình mặc đồ đẹp, cảm thấy thanh lịch đi nữa, nên nhớ nó cũng chỉ là cát bụi. Ngài nói hãy nhớ mặt của quý vị ngày nào đó sẽ thành đất. Điều này rất đúng. Nhưng các thứ này, con người xả bỏ được. Những thứ vật chất thì một số người còn có thể bỏ được. Nhưng bỏ ngã chấp, chu cha! Tôi phát hiện, sau bao nhiêu năm ở với người này người kia, ôi, đó là cái khó nhất mà mà mọi người có thể làm. Không biết họ làm được không. Nhưng tôi phát hiện những người sống với tôi một thời gian, tôi khiển trách họ thì cũng giúp họ cắt bớt được cái ngã. Mỗi lần tôi cho họ thấy lỗi của họ, thì họ cũng cắt bớt phần nào. Nhưng mất thời gian quá lâu, một hành trình vô cùng mệt mỏi giống như người-thân-rết bò vậy – rất nhiều chân, mà chẳng đi tới đâu.

Cho nên, làm việc gì cũng đừng quá hãnh diện, vì nếu quý vị cảm thấy hãnh diện, đó nghĩa là ngã chấp của mình cảm thấy hãnh diện. Mình là ai mà hãnh diện? Ngay cả thân thể mình còn không có. Chúng ta là linh hồn. Hãnh diện làm chi mấy việc tập luyện nho nhỏ mình làm ở cõi đời này? Chúng ta đến đây không có gì, ra đi cũng không có gì. Bất cứ gì mình làm chưa chắc đã giúp nhiều ở cõi đời này. Có chi đâu mà hãnh diện? Ngoài việc đạt được sự hiểu biết tâm linh thật sự, không có gì khác cho mình hãnh diện. Ngay cả lúc đạt được sự hiểu biết tâm linh thật sự, chúng ta cũng không thấy có gì hãnh diện nữa, phải không? Thì không còn cái ngã nữa để mà cảm thấy hãnh diện. Cho nên đây là bài thơ hay, nói về sự xả bỏ, nhưng tôi không nghĩ nó chỉ có vậy thôi. Bởi vì nếu Ngài nhớ tới Ai Cập, thì đoạn kết của truyện khác rồi. Con người có thể xả bỏ tất cả, nhưng không bỏ được cái ngã.

Còn câu hỏi gì không? Sao? (Giả sử có một chỗ nào hay là nước nào đang chịu khá nhiều đau khổ) Ừ. (và có người muốn tới đó để giúp, như tình trạng ở đó, nhưng biết rằng thời gian ấy cũng có thể dùng để tu hành hoặc gì đó, nhưng họ không phải vì hãnh diện mà làm… Ý nói là mình nên có một sự cân bằng như thế nào giữa tu hành và đi giúp người đau khổ. Thưa, câu hỏi có rõ không?) Tôi không hiểu phần cuối. Người đó đi tới chỗ người ta đang đau khổ để giúp truyền bá giáo lý hoặc giúp gì đó hả? (Dạ.) Đau khổ về vật chất? Để giảm khổ đau về vật chất? (Dạ, để làm như vậy, nhưng sẽ làm mất thời gian như là để ngồi thiền tận lực hay gì đó.) Ồ! Ý anh nói là ở nhà ngồi thiền có tốt hơn đi giúp người đau khổ không? (Dạ, giống như vậy.) Ồ. Hiểu. (Và làm mà không có cái ý hãnh diện trong đó.) Không, không phải hãnh diện! Nếu thật sự cảm thấy người ta đau khổ và quý vị muốn giúp họ mà không cảm thấy hãnh diện về việc đó thì không sao. Có thể làm cả hai. Mình có thể vừa giúp người vừa thiền. Nói cho cùng, quý vị ngồi được bao nhiêu tiếng mỗi ngày mà không làm gì cả? Nếu ngồi được suốt ngày, suốt đêm thì ở nhà ngồi. Nhưng nếu không thể, thì làm gì đó, và cũng thiền nữa. Cũng giúp thế giới. (Dạ, xin cảm ơn Sư Phụ.) Được rồi, tôi hiểu anh.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (9/15)
1
2023-05-22
8829 Lượt Xem
2
2023-05-23
7487 Lượt Xem
3
2023-05-24
5909 Lượt Xem
4
2023-05-25
5122 Lượt Xem
5
2023-05-26
4941 Lượt Xem
6
2023-05-27
4408 Lượt Xem
7
2023-05-28
4086 Lượt Xem
8
2023-05-29
4710 Lượt Xem
9
2023-05-30
4185 Lượt Xem
10
2023-05-31
4672 Lượt Xem
11
2023-06-01
4129 Lượt Xem
12
2023-06-02
4616 Lượt Xem
13
2023-06-03
4333 Lượt Xem
14
2023-06-04
4220 Lượt Xem
15
2023-06-05
4583 Lượt Xem
Xem thêm
Video Mới Nhất
38:04

Tin Đáng Chú Ý

40 Lượt Xem
2024-12-20
40 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android