Tìm Kiếm
Âu Lạc
 

Sư Phụ Dùng Bữa Với Đội Ngũ Truyền Hình Vô Thượng Sư (tất cả thuần chay) tại Loving Hut, Phần 4/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Người Pháp, họ rất hãnh diện về ngôn ngữ của họ. Vì thế nếu quý vị ráng học được vài câu thì dù có nói tiếng bồi, họ cũng vẫn thích. Thích hơn là nói tiếng Anh. Hồi mới đến Pháp, tôi đi tìm việc làm. Biết không, là sinh viên, lúc đó tôi đang là sinh viên và chưa nói được tiếng Pháp nhiều. Và rồi, sao đó, tôi nói “bập bẹ”, hỏi: “Ông nói được tiếng Anh không?” “Không, tôi không thích người Mỹ!” Ông nói: “Tôi không thích người Mỹ”. Rồi ông cúp máy – cái rụp – với tôi. (Ồ.) Từ đó trở đi, tôi học tiếng Pháp. Đã học. Họ rất hãnh diện về ngôn ngữ của họ. Thậm chí có một lần, có lẽ là luật lệ gì đó, luật không lớn lắm, nhưng có luật được ban hành là không được pha tiếng Anh với tiếng Pháp. Phải nói tiếng Pháp chính thống. (Ồ.) Họ lo lắng là di sản ngôn ngữ đẹp đẽ của họ sẽ trở thành “mélange”, bị lai tạp, giống như salad trộn. Nên không được nói: “C’est cool” [rất tuyệt]. Quý vị không thể nói chữ “rất tuyệt” như vậy được. “C’est cool” có nghĩa là “tuyệt”. Quý vị phải nói: “C’est cool”.

“Thật tuyệt”, Tiếng Pháp nói thế nào? (Chúng con vẫn có thể dùng “C’est cool”.) Tôi biết. Tôi biết, nhưng ở Pháp, họ không muốn vậy. Đó là tiếng Anh, lai tạp rồi. (Con thậm chí cũng không biết.) (Anh ấy đánh mất di sản rồi.) Anh đánh mất di sản của mình rồi. Anh ở với người Mỹ lâu quá rồi! Chính người Mỹ đã hại anh, và anh đã bị mai một... (Ồ, là “c’est froid” (thật tuyệt). “C’est froid” (thật tuyệt). Ờ, nhưng “cool” theo cách nói của “giới trẻ”, (Ồ, dạ.) có nghĩa là “Tuyệt”. Như gì đó hay, giỏi, biết không. (Chữ này theo trào lưu.) (Chữ này theo phong trào.) Không đâu, “theo phong trào” à? Ờ, người Pháp, họ không có từ đó. Hiểu không? Bởi vì đó là một từ lóng mới của thế hệ trẻ ở Mỹ hoặc Anh. Nhưng người Anh, họ nói: “It’s cool, man. It’s cool”. Đó không có nghĩa là tôi có máy điều hòa. Mà nghĩa là: “Được, được, tất cả đều tuyệt”.

Hoặc như thư giãn, như anh ấy nói: “tendance”, nghĩa là “thư giãn”. Phải không? Không à? (“Tendance” nghĩa là theo xu hướng, theo trào lưu. C’est cool.) Đúng vậy. Nhưng “cool” không phải lúc nào cũng là theo trào lưu. Người pháp không có từ đó, nên thế hệ người Pháp trẻ muốn du nhập từ đó. Họ cứ luôn nói: “C’est cool, c’est cool”. Và chính phủ lo lắng, nên không cho họ nói như vậy. Phải nói: “C’est…” gì đó. Tôi không biết chữ đó trong tiếng Pháp. Bởi vì trong từ điển chữ đó cũng không phải là vậy. Không phải là “cool”, nhưng bây giờ họ dùng rất nhiều, nên mọi người đều hiểu “cool” nghĩa là gì. Nghĩa là “Tuyệt”. “Bạn tuyệt”. “Bạn giỏi” hoặc “Trang phục của bạn đẹp”, hoặc “Phong cách của bạn đẹp”, nghĩa là phong cách của bạn tuyệt. Nghĩa là đáng ngưỡng mộ. Nhưng trong tiếng Pháp không có từ đó. Họ rất nghiêm túc. Người Pháp rất nghiêm túc.

(Chúng con cũng có chữ “chewing gum” (kẹo cao su). “Chewing gum”, chúng con...) Ừ. Không thể. (Chúng con dùng chữ “chewing gum”. Tiếng Pháp không có từ cho “chewing gum” (kẹo cao su).) Ờ. Lý do là vậy, nhưng chính phủ cố gắng tránh tất cả những chữ... kiểu như, không thể nói: “J’ai le feeling”, phải không? Nghĩa là “Tôi có cảm giác”. Không, không thể nói như vậy. Trước kia tôi có đọc trên báo. Không rõ nó có thật hay không, nhưng chính phủ cố gắng bảo người dân: “Đừng nói: ‘J’ai le feeling’”. Mà hãy nói: “Je sens, je sens quelque chose”. Nghĩa là “Tôi cảm thấy gì đó”. Nhưng không được nói: “J’ai le feeling”. “Tôi có cảm giác”. Không được du nhập tiếng Anh vào tiếng Pháp vì họ lo [rằng] tiếng Pháp sẽ không còn là tiếng Pháp nữa. Và rồi thế hệ trẻ cứ du nhập ngày càng nhiều chữ từ Âu Lạc (Việt Nam), Trung Quốc, Mỹ, và rồi cuối cùng thành nói tiếng “Hy Lạp”.

Được rồi, chúng ta cùng ăn thôi. Ở đây có rất nhiều. Quý vị không giữ cái này. Tôi giữ nó. Tôi không muốn họ phải… Họ không muốn có. Mọi người đều có, hay là chia nhau? (Dạ hy vọng chúng con có đủ cho mọi người. Ý con là một đĩa cho…) Bây giờ cứ chia nhau đi. (Chúng con không chắc lắm.) Không cần. Nhiều lắm rồi. (Dạ.) Ừ. Nhưng quý vị cho họ một cái nouveau fourchette (nĩa mới). Tôi cũng nói nửa tiếng Anh. (Fourchette? (Cái nĩa?)) Ừ. Fourchette, fourchette (Nĩa, nĩa) cho mọi người. Rồi chúng ta chia nhau nhé? (Sư Phụ sẽ có cái này.) Cái này sạch, vậy tôi cắt bớt. Dù sao tôi cũng không ăn hết được. Tôi không ăn đồ ngọt. Hiếm khi. Tôi hiếm khi ăn đồ ngọt hay ăn kem. Không gì hết. (Sư Phụ từng nói về nha sĩ. Ngài không muốn…) Không, không phải về nha sĩ. Chỉ là tôi không thích đồ ngọt cho lắm. Tôi chỉ thích nó ở Ấn Độ vì lúc đó tôi không có đủ dinh dưỡng. Và tôi chỉ thích đồ ngọt khi còn nhỏ vì lúc đó tôi cũng muốn ăn chay. Cả nhà, có rất nhiều thịt (người-thân-động vật), nên tôi không có đủ dinh dưỡng thành ra tôi ăn nhiều đồ ngọt. Nhưng bây giờ, hầu như không ăn nữa. Rất hiếm khi.

Rồi. Múc đi. Múc... Múc, quý vị múc đi. Đây. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ba người chúng ta lấy mỗi thứ một miếng. Mỗi [đĩa] có ba miếng, thấy không? Vậy quý vị lấy mỗi thứ một miếng và cho tôi biết loại nào ngon. Cứ lấy miếng nào cũng được. Mỗi lần lấy một miếng, ăn hết rồi lấy thêm. Ngon không? “Bon” (Ngon). Ồ, phải, đây là vị chanh gì đó. Rất được ưa chuộng ở đây. Đây là bánh phô mai (thuần chay). Phô mai và anh đào (thuần chay). Có ngon không? Ngon? Quý vị ăn hết đi. (Dạ vâng, thưa Sư Phụ.) Tôi ăn không nổi. Ôi Trời ơi, ngọt quá. Đừng [quá] lịch sự, anh cũng vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Ít nhất hai, ba người chia nhau một cái bánh hay gì đó. Lấy đi, ở đây còn nữa. Chia với người bên cạnh. Cái này cho hai người, cái kia cho ba người.

Quý vị thích bánh nào nhất? Bánh nào? (Nãy giờ, con thích bánh màu vàng.) Bánh màu vàng? Đó là vị chanh. Bánh kem chanh. (Ăn hết bánh này trước ạ?) Anh thích à? Ăn tiếp đi. (Nhưng nó chua.) Anh ấy thích chua. Người Tây Ban Nha cũng rất thích chua. Món nào họ cũng cho chanh vào. Chanh và muối, chanh và muối. Trước đây có một người Mexico sống trong nhà tôi. Món gì thích là anh ấy cho chanh và muối vào, vậy đó. Cho tới khi anh phát hiện ra nước tương. Người Hoa thích dùng nước tương vì họ nghĩ… Dĩ nhiên là đã mặn rồi, nhưng nếu phải chấm thứ gì đó thì họ dùng nước tương. Họ cảm thấy nước tương đỡ gắt hơn. Không gắt lắm.

Quý vị không muốn uống cà phê, trà hay gì cả à? Chỉ nước thôi à? (Dạ nước.) (Ai muốn cà phê? Trà hay cà phê?) Có lẽ là người Pháp sau đó? (Cà phê sữa (thuần chay)?) (Được rồi, cảm ơn.) Anh muốn uống expresso không? (Dạ không. Không cà phê.) Cà phê đậm Expresso, không à? (Dạ không.) Chỉ trà thôi hay là sao? Trà? (Nước là được rồi ạ, cảm ơn Sư Phụ.) Nước tốt hơn. Bây giờ anh không đi thăm ba má à? (Dạ con sẽ đi, con sẽ đi.) Lúc cuối mới đi? (Lúc cuối hoặc) Khoảng đó. (lúc giữa. Con không chắc.) Ờ. Anh gọi cho họ chưa? Anh phải gọi điện để hẹn, phải không? (Con chắc chắn họ đang ở đây, nhưng con muốn làm họ ngạc nhiên.) Đừng, đừng làm vậy. Không chừng anh sẽ là người bị ngạc nhiên. Đang là thời gian nghỉ phép. Biết đâu họ quyết định đi hưởng tuần trăng mật lần thứ 50, thế là anh đứng trước cửa với rất nhiều đồ ăn (thuần chay), và không có gì xảy ra, không có ai [ở nhà]. Anh có thể nấu món ăn này cho họ, món này món kia một chút, rồi mời họ. Họ sẽ thích. (Dạ.) Chỉ để thể hiện… (Tài nấu nướng của con.) Ừ. Thể hiện tình thương của anh.

Ăn thêm đi, thêm, đây nè. Ai cũng ăn tự nhiên nha. Nhìn kìa, anh chàng thích “chua” đây. Cho anh cả miếng đó. Tôi không nghĩ họ thích đồ chua cho lắm. Anh ăn đi. (Dạ.) Cái này. Lấy nguyên miếng. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Lấy nguyên miếng, không phải, lấy bánh có vị chua thôi, và mấy người kia ăn phần còn lại. (Sư Phụ muốn ăn thêm không ạ?) Không, cảm ơn, không. Này, quý vị đừng chảy nước miếng vào ống kính máy quay nhé? Khi tôi thấy mặt mình bị mờ đi trong video thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra. Có lẽ mấy món ăn (thuần chay) thì họ [người quay phim] còn chịu được, nhưng với bánh ngọt (thuần chay), ôi Trời ơi! Mọi người ngồi đó ăn như vậy. Còn họ [người quay phim] cứ phải đứng một bên nhìn thôi.

Ăn, ăn hết. Ăn hết đi nhé? Quý vị có mấy món đó ở Truyền hình [Vô Thượng Sư] không? (Mấy loại bánh (thuần chay) này ạ?) Ờ? Hiếm hả? (Dạ đôi khi, ở (nhà hàng thuần chay) One (Veg) World, họ làm bánh (thuần chay). Không hẳn giống như thế này.) Ngon hơn hả? (Dạ không, bánh này ngon hơn.) Bánh này ngon hả? Ăn, ăn đi. Xin mời, lâu rồi không ăn, cứ ăn đi. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Ăn đi. Ăn bao nhiêu tùy thích. Có lẽ còn nữa. Tôi sẽ bảo họ mang ra thêm. Nếu quý vị muốn ăn nữa, tôi sẽ bảo họ mang ra thêm. (Dạ vầy được rồi ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Cứ lo cho khách hàng ngoài kia nha. Đừng để họ cảm thấy bị bỏ bê vì bữa tiệc ở đây.

Không biết tại sao họ lại mua mấy cái bàn trắng toát thế này. Không thanh nhã lắm. Nếu là tôi thì tôi sẽ trang trí khác. Dùng bàn gỗ màu nâu hoặc đen, có hình dạng không đều. Ghế, gối [sô-pha] cũng vậy. Và tôi sẽ để một cái ghế sô-pha bên ngoài cho người đi ngang qua. Khi mệt, họ đến thư giãn, uống nước giải khát (không cồn) hoặc thứ gì đó tương tự. Tôi phải để một cái ghế sô-pha ở đó. Ghế sô-pha thoải mái, người ta thích ngồi đó, ngắm biển, và uống gì đó (không cồn). (Dạ đúng ạ.) Không cần phải ăn, hoặc có thể chỉ uống cà phê và ăn bánh (thuần chay).

Anh ấy không thu hình cái đó, hả? Nhưng cái này, hãy thu hình. Họ có thể bao gồm vô. “Ăn Thuần Chay, Tạo Hòa Bình”. Tốt. Thấy không, người lái xe cũng phải làm việc. Anh ấy ngồi bên ngoài. Không thể ngồi đây. (Dạ.) Tài xế tạm thời, hiện tại của tôi, đang ngồi bên ngoài đợi. Để khi tôi cần, anh ấy phải đi. (Dạ.) Anh ấy không thể ngồi đây ăn rồi xỉa salad [khỏi răng] trước khi đi. Anh ăn chưa? (Dạ rồi. Rồi ạ. Con ăn rồi ạ.) Anh nên làm vậy, (Cảm ơn Sư Phụ) nếu không anh sẽ “chết” khi nhìn tất cả mấy món này.

Photo Caption: Dáng Dấp Khiêm Tốn Cũng Là Vẻ Đẹp

Tải ảnh xuống