Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Cuộc sống có thể hữu hạn, nhưng linh hồn liên tục đi qua vô vàn kiếp sống, khởi đầu một cuộc tìm kiếm thiêng liêng để trở về với Nguồn Cội. Những thử thách và phước lành chúng ta gặp phải trong hiện tại phản ánh những ý định và hành động trong quá khứ, minh chứng cho sự vận hành sâu sắc của luật nhân quả và vòng luân hồi. Bạch Khởi, sinh năm 332 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc ở Trung Quốc, xuất thân từ một dòng dõi quý tộc của nước Tần, nhưng đã cùng gia đình di cư đến huyện Mi thuộc nước Tần. Cha ông là một binh sĩ trong quân đội nhà Tần, điều này đã ảnh hưởng đến sự trưởng thành của Bạch Khởi trong môi trường quân sự. Với nhiều chiến công hiển hách, ông nhanh chóng nổi bật và nhận được sự ưu ái của vua Tần. Bạch Khởi được xem là một trong những tướng lĩnh vĩ đại nhất của thời kỳ Chiến Quốc, nổi tiếng với tài năng quân sự và chiến thuật tấn công mạnh mẽ trên những chiến trường khốc liệt. Trận chiến nổi bật nhất trong sự nghiệp của Bạch Khởi là Trận Trường Bình. Trong trận này, ông chỉ huy quân đội Tần chống lại nước Triệu, dẫn đến việc hơn 400.000 quân Triệu đầu hàng. Tuy nhiên, Trận Trường Bình cũng để lại một hậu quả gây tranh cãi do sự tàn nhẫn của ông, khiến Bạch Khởi vừa nổi tiếng vừa gây khiếp sợ. Bạch Khởi dù thắng trận nhưng vẫn sợ quân Triệu làm phản, bèn bàn với Phó Tướng Vương Hột một độc kế. Đêm ấy, Bạch Khởi ngầm ra lệnh cho 10 viên tướng thống suất các doanh rằng: “Quân Tần đều dùng vải trắng phủ đầu, nếu đầu không có vải trắng thì tức là quân Triệu, đều phải giết đi”. Quân Tần theo lệnh lập tức hành động. Chỉ trong phút chốc, hơn 40 vạn quân Triệu, tay không tấc sắt bị thảm sát hàng loạt. Hành động này đã vạch trần sự vô nhân đạo và tàn bạo kinh hoàng của Bạch Khởi. Hành vi cực đoan của ông khiến vua Tần và các quan chức trong triều lo ngại, họ sợ rằng Bạch Khởi có thể trở thành một mối đe dọa đối với ngai vàng. Cuối cùng, sau khi Bạch Khởi không tuân lệnh một chỉ thị quân sự mà ông cho là không khả thi, vua Tần đã lấy lý do này làm cớ để ra lệnh hành quyết ông. Sau khi Bạch Khởi qua đời, nhiều câu chuyện kỳ bí bắt đầu lan truyền trong dân gian về sự tái sinh và nghiệp báo của ông, với những lời đồn đoán cho rằng linh hồn ông đã rơi vào cõi người-thân-động vật. Trong kiếp trước, ông có thể là một tướng lĩnh hùng mạnh và quyền uy, nhưng vì tội sát hại quá nhiều người, người ta nói rằng Bạch Khởi đã bị kết án xuống ba cõi ác, nơi ông phải chịu đựng những đau khổ khôn cùng và bị sét đánh nhiều lần như một hình phạt. Trong sử ký Đông Chu Liệt Quốc, có đề cập đến một ngày cuối triều Đại Đường, trời quang, gió lặng, thì một con bò bất ngờ bị sét đánh. Khi kiểm tra, người ta phát hiện, trên bụng con bò xuất hiện hai chữ “Bạch Khởi”. Triều đại nhà Đường diễn ra khoảng 1.200 năm sau thời kỳ nhà Tần, có nghĩa là Bạch Khởi đã phải chịu đựng những đau đớn trong địa ngục suốt ngần ấy thời gian. Tuy nhiên, thời gian ở địa ngục không tuân theo thước đo của thế gian, vì vậy những gì cảm giác chỉ là vài thế kỷ đối với người sống có thể đã là một cõi vĩnh hằng đối với ông. Và điều này không dừng lại ở đó – tên của ông lại xuất hiện trong thời kỳ nhà Minh, khoảng 2.200 năm sau sự sụp đổ của nhà Tần. Vào thời Hồng Vũ đời nhà Minh, tại chùa Tam Mao, ở núi Ngô Sơn, có một con rết lớn với chiều dài hơn một mét, chiều rộng đến hai tấc bị sét đánh chết. Trên lưng con rết cũng có hai chữ “Bạch Khởi”. Theo ghi chép sau đó, vị tướng quân dũng mãnh lại tái sinh thành một con lợn. Một lần người thợ đang mổ lợn thì phát hiện hai chữ “Bạch Khởi” khắc trên da lợn. Vào thời Minh Chính Đức, một thái giám khi đang ở ngoại thành An Đức Môn, xây dựng chùa Vĩnh Ninh, đã ra lệnh giết một con lợn để hiến tế. Nhưng trên bụng lợn, lại có bốn chữ đỏ “Tần Tướng Bạch Khởi”. Thái giám lúc này vô cùng hoảng sợ nên đã gọi người chôn lợn đi. Trong chỉ một kiếp sống với vai trò là tướng lĩnh nổi tiếng, Bạch Khởi đã chọn con đường tàn bạo thay vì trở thành một người lãnh đạo lương thiện và đáng kính, ông đã phạm phải những tội ác ghê gớm. Hậu quả là, ông phải chịu đựng nỗi thống khổ khủng khiếp trong địa ngục suốt hơn một nghìn năm và được tái sinh vào vô số kiếp sống khác nhau dưới hình dạng người-thân-động vật. Người ta nói rằng, sau khi trả hết nghiệp ác mà mình đã tích lũy, ông đã được tái sinh làm người, với cơ hội thay đổi vận mệnh. Tuy nhiên, không ai có thể đoán trước được rằng, vị tướng chiến tranh tàn nhẫn, Bạch Khởi, lại tái sinh thành một cô gái yếu đuối, yểu mệnh, dễ bị bắt nạt bởi người khác. Một cô gái xinh đẹp người Giang Nam, 17 tuổi, bị mắc bệnh nặng, trở nên điên dại hoàn toàn. Người ta thường nói cô là hóa kiếp của Bạch Khởi – tướng lĩnh, đại tướng quân của Tần quốc. Vì đã sát hại quá nhiều người nên Bạch Khởi chỉ có thể tái sinh thành một người con gái đoản mệnh. Nghiệp báo của Bạch Khởi không dừng lại ở đó; nó còn kéo dài với những hình phạt nghiêm khắc trong địa ngục, phản ánh hậu quả nặng nề từ những hành động của ông trong kiếp sống. Thiên Đế đã trừng phạt Bạch Khởi bằng cách mỗi 30 năm một lần lại cho người lấy đầu ông ta, cho đến khi hết một vạn năm mới dừng lại. Từ xưa đến nay, những kẻ tàn sát binh lính không thể tránh khỏi bất hạnh, nhất là những kẻ dùng thủ đoạn để chôn sống 40 vạn tù binh như Bạch Khởi. Vào tháng 12 năm 2023, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư (thuần chay) đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà lãnh đạo thế giới, những người trách nhiệm kích động chiến tranh, nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng của hành động của họ và sự cấp thiết của việc thay đổi. Mỗi ngày [ở địa ngục], bọn ác quỷ sẽ nghiền nát quý vị thành một chất như là cát bụi. Rồi không ngừng lặp đi lặp lại mãi mãi! Và quý vị không bao giờ có thể dừng lại; không bao giờ có thể chạy đi đâu cả, lâu đến bao lâu, tôi không biết – có thể là mãi mãi, vì tội lỗi của quý vị quá lớn không thể được hấp thụ bởi bất kỳ Lực Lượng nhân từ nào. Các Lực Lượng đó sẽ nhổ nó ra thôi. Ý tôi là, những thứ như những gì quý vị đã làm, những tội lỗi mà quý vị đã gây ra, không bao giờ có thể được hấp thụ bởi Lực Lượng Tình Thương, Tha Thứ. Rất khó. Tôi không biết cho dù quý vị ăn năn sám hối, thì liệu những tội lỗi của quý vị có lập tức được hấp thụ và tiêu trừ hay không. Nhưng ít ra quý vị nên thử. Hãy cố gắng hết sức để ngừng cuộc chiến, chứ đừng cố gắng hết sức để tiếp tục hoặc tạo một cuộc chiến mới. Lúc đó không ai có thể giúp quý vị được, nếu quý vị tiếp tục gây đau khổ cho tha nhân. Câu chuyện của vị tướng Bạch Khởi là một bài học sâu sắc về hậu quả của sự tàn bạo và lừa dối khi nắm giữ quyền lực mà không có sự tu dưỡng bản thân và cam kết với chính nghĩa. Hành trình dài đầy nghiệp báo của Bạch Khởi nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù sự tàn bạo có thể mang lại chiến thắng tạm thời trong các công việc thế gian, nhưng linh hồn là vĩnh cửu và phải tuân theo những luật vũ trụ của nghiệp quả. Quyết định luôn nằm trong tay chúng ta; hãy cố gắng sống thiện lành và nuôi dưỡng trái tim để gặt hái quả ngọt của nghiệp tốt.